(P2) Hỏa thiêu Viên Minh Viên I

Sáng ngày 8 tháng 10 năm 1856, khi tàu Arrow đậu ở bến gần pháo đài Hải Châu- Quảng Châu đang chuẩn bị nhổ neo, thì bỗng thấy một chiếc tàu tuần tiễu của quân Thanh lướt tới, thủy quân Quảng Đông nhanh chóng leo lên tàu kiểm tra, sau đó bắt 12 người giải sang tàu tuần tiễu rồi đưa về Quảng Châu.

Tàu Arrow nguyên là tàu trọng tải 100 tấn của Tô A Thành người Trung Quốc đã bị bọn cướp biển cướp đi, sau đó thuộc quyền sở hữu của Phương A Minh làm phương tiện buôn lậu trên biển. Tàu này trước đó từng đăng kiểm tại Hồng Công nhưng đã hết hạn. Việc thủy quân Trung Quốc khám xét tàu buôn lậu và bắt giữ thủy thủ người Trung Quốc là công việc nội bộ của Trung Quốc, nhưng lãnh sự Anh tại Quảng Châu Parkes lại mượn cớ chiếc tàu này đã đăng kiểm tại Hồng Công, nói bừa đó là tàu của Anh, đồng thời gửi công hàm cho thống đốc Lưỡng Quảng Diệp Danh Sâm, đưa ra yêu cầu vô lý phải lập tức thả toàn bộ số người bị bắt, phải xin lỗi và bồi thường cho Anh.

Ngày 23 tháng 10, tàu chiến Anh do Thượng tướng hải quân Seymour chỉ huy đột nhập sông ranh giới tấn công vào Quảng Châu, gây ra cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ 2. Trước tình hình nguy cấp này, Thống đốc Diệp Danh Sâm vốn có ý đồ thỏa hiệp, đã ra lệnh cho quân lính không được phép đánh trả, nên ngày 29 tháng 10, quân Anh tiến vào Quảng Châu, Diệp Danh Sâm phải bỏ chạy .

Mùa xuân năm 1857, sự kiện tàu Arrow truyền tới Luân Đôn, giai cấp tư bản Anh liền dấy lên phong trào hô hào chiến tranh, nghị viên Anh đã thông qua dự luật mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Tháng 3 năm đó, Chính phủ Anh bổ nhiệm toàn quyền Ca Na Đa Elgin làm Sứ giả toàn quyền, dẫn đầu một toán lục- hải quân đến Trung Quốc, đồng thời gửi thông điệp cho các nước Pháp, Mỹ, Nga v v, đề nghị cùng liên hợp ra quân, bức ép triều đình nhà Thanh ký hiệp ước bất bình đẳng mới.

Tháng 10 cùng năm, Na-pô-lê-ông 3 Pháp(tức Lu i Bonapac)mượn cớ sự kiện Mã Thần phố, đã ủy nhiệm Gelo làm Công sứ toàn quyền, dẫn một đạo quân xâm lược với danh nghĩa "Chiến tranh bảo vệ Thánh giáo" kéo sang Trung Quốc tiếp sau quân đội Anh. Còn Mỹ và Nga cũng đồng ý kiến nghị của Anh, tích cực ủng hộ Anh -Pháp phát động cuộc chiến tranh mới xâm lược Trung Quốc, bốn nước với dã tâm ngông cuồng và cùng một mục đích đã kết thành liên quân xâm lược Trung Quốc, tiến thêm một bước mở rộng chiến tranh nha phiến lần thứ 2 do Anh trước tiên gây ra.

Tháng 4 năm 1858, chiến hạm các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nga v v nối tiếp nhau kéo lên hướng bắc đến tận Đại Cô. Tám giờ sáng ngày 20 tháng 5, liên quân Anh Pháp gửi công hàm cho triều đình nhà Thanh, ra hạn quân Thanh nội trong 2 tiếng đồng hồ phải giao nộp toàn bộ các khẩu pháo lớn ở Đại Cô, nhưng bị từ chối. Hai tiếng đồng hồ sau, liên quân Anh- Pháp điều động mấy chục tàu nhỏ chạy bằng động cơ hơi nước và nhiều thuyền con ngang nhiên tiến vào Đại Cô Khẩu, mở đợt tấn công mãnh liệt vào pháo đài Đại Cô, các tướng sĩ yêu nước chốt giữ tại đây đã anh dũng chiến đấu, bẻ gẫy nhiều đợt tấn công của địch. Nhưng cuối cùng vì tuyến phòng ngự mỏng manh, lực lượng chênh lệch quá lớn, nên ngay hôm đó Đại Cô bị thất thủ. Ngày 26 tháng 5, liên quân Anh- Pháp kéo đến ngoại ô Thiên Tân. Ngày 29, triều đình nhà Thanh vội cử đại học sĩ Quế Lương và Lại bộ thượng thư Hoa Sa Na đến Thiên Tân đàm phán với đại diện hai nước Anh- Pháp, trong hai ngày 26 và 27 tháng 6 đã lần lượt ký "Hiệp ước Thiên Tân".

Các nước Anh, Pháp v v được đằng chân lân đằng đầu, chúng mượn cớ đến Bắc Kinh để sửa đổi hiệp ước, chuẩn bị mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Mùa xuân năm 1860, các chiếm hạm Anh- Pháp lần lượt kéo sang Trung Quốc, đến cuối tháng 7 lại lần nữa tập kết ở ngoài khơi Đại Cô Khẩu. Ngày 1 tháng 8, liên quân Anh- Pháp đánh chiếm Bắc Đường, ngày 14 chiếm Đường Cô, ngày 21 lại chiếm Đại Cô, ngày 24 tiến vào Thiên Tân. Triều đình nhà Thanh cử Quế Lương và Hằng Phúc đến Thiên Tân cầu hòa. Nhưng quân xâm lược mưu toan chiếm đóng Bắc Kinh, nên trong đàm phám đã cố tình nêu ra những yêu cầu vô lý và đơm đặt đủ điều, khiến cuộc đàm phán bị thất bại.
    Blogger Comment
    Facebook Comment