Cuộc chạy trốn khỏi đất Chiêm Thành của công chúa Huyền Trân cùng với quan Nhập nội Hành khiển Thượng thư Tả bộc xạ Trần Khắc Chung đã để lại nhiều tranh cãi về một nghi án ngoại tình của nàng.
Tượng công chúa Huyền Trân- Ảnh ST |
Huyền Trân Công chúa có ngoại tình hay không, cho đến tận ngày nay vẫn còn là một đề tài gây nhiều tranh cãi. Người nói, ngay từ trước khi lên đường vào Chiêm, Huyền Trân đã có tư tình với Trần Khắc Chung vì thế, trong cuộc hành trình lênh đênh trên biển kéo dài đến hơn một năm ấy chỉ có trời mới biết hai người có thể làm những gì. Tuy nhiên, những người khác lại nói, tất cả mọi sự kiện từ việc lên giàn hỏa thiêu cho tới chuyện tư thông trên thuyền đều là bịa đặt. Bên nào cũng cho rằng mình có lý, là sự thật thành ra, ai đúng, ai sai, cho đến ngày nay vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời đáp…
Cuộc hôn nhân chính trị
Huyền Trân Công chúa sinh vào năm 1287, là con gái của vua Trần Nhân Tông, em gái vua Trần Anh Tông. Câu chuyện ngoại tình gây nhiều tranh cãi của Huyền Trân gắn liền với cuộc hôn nhân giữa cô và vị vua Chiêm Thành Chế Mân, cuộc hôn nhân mang tính chất chính trị do chính cha và anh cô sắp đặt.
Sử sách chép rằng, vào năm 1293, sau khi dẫn quân đi dẹp Ai Lao trở về, vua Nhân Tông quyết định truyền ngôi lại cho Thái tử Trần Thuyên, anh trai của Huyền Trân. Trần Thuyên lên ngôi vua, tức Trần Anh Tông còn Trần Nhân Tông dù đã truyền ngôi cho con nhưng vẫn là Thái thượng hoàng. Tuy nhiên, Thái thượng hoàng thường không can thiệp trực tiếp vào việc triều đình mà dành phần lớn thời gian cho sự nghiệp tu hành.
Đầu tiên, Thái thượng hoàng về tu tại chùa Võ Lâm, phủ Yên Khánh, Ninh Bình. Sau đó, ông lại dời về tu tại núi Yên Tử, huyện Yên Hưng, Quảng Yên. Sử sách chép rằng, khi tu hành tại Yên Tử, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông thường thích đi khắp nơi trong thiên hạ, ngao du sơn thủy. Một lần, ông thực hiện chuyến du hành xuống phía nam, vùng đất của vương quốc Chiêm Thành hoang sơ nhưng không kém phần hùng vĩ.
Kinh đô Vijaya của Chiêm Thành, khi đó đang đặt dưới sự trị vì của ông vua trẻ vừa mới lên ngôi Jaya Simha Varman III mà người ta thường gọi là vua Chế Mân. Khi biết được người khách lữ hành mang tấm áo cà sa vẫn thường ngày đây đó ngắm những nét hùng vĩ của những ngọn tháp đồng tháp bạc ấy là Thượng hoàng nước Đại Việt, Chế Mân bèn mời ông vào cung điện của mình để tiếp đón thật nồng nhiệt.
Chính Chế Mân đích thân dẫn Thái thượng hoàng của Đại Việt đi tham những tháp àng tháp ngà nổi tiếng của vương quốc Chiêm Thành. Người ta nói rằng, vì sự hậu đãi của nhà vua trẻ Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đã ở lại Chiêm Thành suốt 9 tháng dòng. Rồi cũng vì cảm kích trước tấm lòng nhiệt thành của nhà vua trẻ dành cho mình, trước khi rời Chiêm Thành trở về Đại Việt, Thái thượng hoàng đã hứa sẽ gả cô công chúa Huyền Trân của mình cho Chế Mân.
Tiếng đồn về nhan sắc của Công chúa Huyền Trân khiến nhà vua trẻ không khỏi bồi hồi. Vì thế dù đã kết hôn với người con gái đến từ xứ Java, Hoàng hậu Tapasi nhưng Chế Mân vẫn sai đại thần của mình là Chế Bồ Đài dẫn theo tùy tùng hơn trăm người mang theo lễ vật hậu hĩnh tiếng về Thăng Long xin cầu hôn Huyền Trân. Khi biết sứ thần nước Chiêm mang lễ vật sang cầu hôn cô công chúa xinh đẹp nổi danh của nước Đại Việt, cả triều đình xôn xao và hoang mang. Nhiều người lên tiếng phản đối một cách kịch liệt. Làm sao có thể gả một nàng công chúa cành vàng lá ngọc của Đại Việt về xứ Chàm man rợ được? Nhưng lúc này Thái thượng hoàng đã nói rõ ý định của mình với vua Trần Anh Tông.
Việc gả Huyền Trân về đất Chiêm Thành không phải là một lời hứa khi cao hứng của ông mà là một đường lối chính trị đã được tính toán một cách kỹ lưỡng. Từ khi Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn hai lần đánh tan giặc xâm lược Nguyên Mông thì chúng vẫn không ngừng nhòm ngó Đại Việt. Chúng chỉ chờ cơ hội Đại Việt và Chiêm Thành dấy loạn sẽ thúc quân tràn sang để ngư ông đắc lợi.
Nếu như Đại Việt và Chiêm Thành giữ được mối quan hệ bang giao tốt đẹp thì chắc chắn bọn xâm lược đầy dã tâm phương bắc sẽ không dám nhăm nhe Đại Việt ta nữa. Việc gả Huyền Trân cho Chế Mân chắc chắn sẽ củng cố mối quan hệ khá yên ổn lâu nay giữa hai nước. Nếu được như vậy, chúng ta sẽ không phải lo lắng trước thế lực của bọn giặc phương bắc nữa.
Mặc dù những lời lẽ phân tích của Thái thượng hoàng là rất chính xác, việc gả Huyền Trân cho vua Chế Mân là một sách lược đúng đắn để bảo vệ sự thái bình cho Đại Việt. Thế nhưng, công chúa Huyền Trân lúc đó còn quá nhỏ. Một cô gái mới 12 tuổi phải rời khỏi người thân đến xứ sở Chiêm Thành xa xôi không một người quen biết thì dù biết là lợi ích đất nước người ta vẫn thấy tội cho cô. Trong khi đó, đám đại thần triều đình và hoàng thân quốc thích thì không ngừng bày tỏ sự phản đối quyết định của Thái thượng hoàng. Cũng chính vì thế mà dù thời gian trải qua khá lâu kể từ ngày Chê Mân cho người mang lễ vật ra cầu hôn vua Trần Anh Tông vẫn trù trừ chưa quyết định.
Đợi chờ suốt 5 năm vẫn không thấy có hồi âm từ Đại Việt về việc cầu hôn của mình, ông vua trẻ Chế Mân không khỏi cảm thấy sốt ruột. Cho đến tháng 6 năm 1306, sau khi Hoàng hậu Tapasi qua đời vì bạo bệnh và cũng là khi công chúa Huyền Trân vừa tròn 18, Chế Mân quyết định thực hiện một hành động bày tỏ lòng nhiệt thành của mình với việc cầu hôn công chúa bằng việc dâng hai châu Ô và Lý (tức…) làm lễ hồi môn.
Không phải mất một binh một tốt mà có được liền hai châu Ô, Lý, những đại thần trước kia phản đối cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân và Chế Mân bao nhiêu thì giờ đây lại đồng tình bấy nhiêu. Vua Trần Nhân Tông nghe sứ giả của Chế Mân bày tỏ ý định của vua Chiêm Thành cũng không còn do dự nữa, đồng ý gả Huyền Trân cho Chế Mân. Vua hẹn với sứ giả Chiêm Thành rằng triều đình Đại Việt sẽ chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ vu quy cho công chúa.
Và mối tình dang dở
Vào ngày 12 tháng 8 năm Bính Ngọ (1306), vua Trần Anh Tông tổ chức một buổi lễ long trọng đễ đưa Công chúa Huyền Trân về xứ Chiêm Thành làm lễ thành hôn với vua Chế Mân. Buổi lễ được cả nước hân hoan không chỉ vì công chúa đã thành gia thất mà còn vì từ nay lãnh thổ Đại Việt sẽ có thêm hai châu Ô, Lý. Người ta nói rằng, trong khi cả triều đình hân hoan trong bữa đại tiệc thì Công chúa Huyền Trân lại không giấu được đôi mắt buồn rười rượi như có một niềm tâm sự không biết nói cùng ai.
Nhưng trong những lời chúc tụng hân hoan, những lời chúc mừng nồng nhiệt của bá quan văn võ, nào còn ai để ý đến nỗi niềm riêng của cô công chúa trẻ. Bữa tiệc kết thúc, Huyền Trân công chúa được vua Trần Anh Tông tiễn ra cửa nam của kinh thành. Đoàn hộ tống công chúa có đến cả ngàn người và quyết định đi đường bộ để đảm bảo toàn cho công chúa. Vua Trần Anh Tông cũng muốn cuộc hôn nhân vì đất nước của công chúa phải thật long trọng và được mọi người trong khắp cả nước biết tới. Người chỉ huy đoàn hộ tống đông đảo ấy chính là quan đại thần Trần Khắc Chung.
Vì sao Trần Khắc Chung lại được giao trọng trách hộ tống công chúa về xứ Chiêm Thành thì không ai rõ. Nhưng dân gian thì đồn rằng, đó là một cuộc tiễn đưa đau đớn cho cả Trần Khắc Chung lẫn Công chúa Huyền Trân. Vì rằng, cuộc kết hôn với ông vua xứ lạ của Huyền Trân đã chấm dứt mối tình còn đương dang dở với vị đại thần họ Trần.
Trần Khắc Chung tên thật là Đỗ Đức Chung người ở Giáp Sơn cùng quê với mẹ của vua Trần Hiến Tông và cũng là thầy dạy học của hai vị vua Trần Minh Tông, Hiến Tông. Ngay từ năm mới 16 tuổi, Trần Khắc Chung đã đỗ tiến sỹ khoa thi Tân Tỵ năm 1281. Đến năm 17 tuổi, ông đã được phong làm Nhập Nội Hữu Tụng Quân, có nhiệm vụ đọc và giảng sách cho Thái hậu, Hoàng hậu các Hoàng phi và Công chúa trong hoàng thất.
Đến năm Trần Khắc Chung 24 tuổi, tức năm 1289, tức là 2 năm sau khi công chúa Huyền Trân chào đời, nhờ công lao trong cuộc chiến chống giặc Nguyên Mông nên được vua ban quốc tính mới đổi thành Trần Khắc Chung. Cũng trong năm ấy Trần Khắc Chung phong chức Đại Hành Khiển (tương đương chức vụ Thủ Tướng Chính Phủ ngày nay) cùng Trương Hán Siêu dẫn đầu phái bộ sang triều công Trung Hoa.
Người ta nói rằng, ngoài tài kinh sử và ngoại giao xuất sắc, Trần Khắc Chung còn học được nghề thêu của quan Đại Phu Trần Khắc Long cho nên mới đổi tên lót của mình từ Đức Chung thành Khắc Chung. Nghề thêu thùa may vá thường là chuyện của đàn bà con gái, thế nhưng ít ai ngờ tới một người có tài kinh bang tế thế như Trần Khắc Trung lại có thể thành thạo nghề đó đến vậy. Nhưng cũng chính nhờ nghề tay trái này mà Trần Khắc Chung đã bị cuốn vào mối tình dang dở đẫm nước mắt với công chúa Huyền Trân.
Ngoài thời gian đọc và giảng sách cho các hoàng phi, công chúa trong hậu cung, Trần Khắc Chung còn là thầy dạy công chúa Huyền Trân về môn thêu thùa. Dạy nghề thêu thùa đường kim mũi chỉ thì phải ngồi gần nhau và đôi lúc phải cầm tay đưa đi đưa lại. Để đề phòng chuyện bất trắc có thể xảy ra, triều đình đã ngầm chỉ định sáu nàng thị nữ luôn luôn quây quần chung quanh hai người, nói là để hầu hạ, nhưng thực ra là để canh chừng.
Trong khung cảnh bị nhòm ngó, Huyền Trân Công chúa chỉ còn biết đưa mắt nhìn người thầy tài năng xuất chúng mà cô đem lòng yêu thầm từ lâu. Mối tình càng dào dạt bên trong bao nhiêu lại càng tha thiết sâu thẳm bấy nhiêu, Trần Khắc Chung không một lần nào dám hở môi công khai tỏ tình mà cô học trò Huyền Trân cũng chẳng bao giờ dám đáp lại một cách thanh thiên bạch nhật trước các cặp mắt rình mò của sáu thị nữ bao kín chung quanh như một bức trường thành cao kiên cố.
Cho tới khi hai người nghe được tin Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý để làm của hồi môn cầu hôn công chúa và nhà vua Trần Anh Tông đã đồng ý, hẹn ngày làm lễ vu quy cho công chúa. Và thật trớ trêu khi người phụ trách đoàn hộ tống đưa công chúa Huyền Trần về nhà chồng lại là người tình thầm lặng của cô, Trần Khắc Chung.
Dân gian cũng đồn rằng, trong cuộc hành trình kéo dài ấy, trong giây phút dừng lại nghỉ ngơi trên đèo Hải Vân, Trần Khắc Chung đã quyết định thổ lộ hết tâm can của mình với công chúa. Nhưng lúc này đây, những lời thổ lộ muộn màng ấy lại càng khiến cho Huyền Trân thêm buồn bã. Bởi lúc cô nghe được những lời thổ lộ của người mình thầm yêu trộm nhớ thì cũng là ngày mà vì lợi ích quốc gia, cô sắp phải trao cả linh hồn và thể xác mình cho một người chồng mà cô chưa bao giờ gặp mặt.
Nhiều người nói rằng, đó cũng là thời điểm mà công chúa tức cảnh sinh tình, đã sáng tác nên bài “Nước non ngàn dặm" theo điệu Nam Bình: “Nước non ngàn dặm ra đi... Mối tình chi! Mượn màu son phấn, Đền nợ Ô, Ly, Xót thay vì, Đương độ xuân thì, Số lao đao hay là nợ duyên gì?...” Và người ta nói rằng, Huyền Trân đã khóc suốt dọc đường từ đèo Hải Vân tới kinh thành vương quốc Chiêm Thành, nơi rồi đây cô sẽ trở thành hoàng hậu.
Cuộc chạy trốn
Được tin nước Đại Việt đã cử sứ giả đưa Công chúa Huyền Trân đến theo đúng lời ước hẹn, nhà vua trẻ Chế Mân đã ra tận ngoài thành đón nàng. Và ông vua xứ Chiêm Thành đã tổ chức lễ đón tiếp và bữa tiệc thành hôn còn long trọng hơn cả bữa tiệc mà vua Trần Anh Tông từng tổ chức. Lấy được người đẹp Đại Việt, lại là cô công chúa ngàn vàng của đức vua Trần Anh Tông một bữa tiệc như vậy chưa thấm tháp vào đâu so với niềm hân hoan của nhà vua xứ Chiêm Thành.
Cuộc hôn nhân chính trị
Huyền Trân Công chúa sinh vào năm 1287, là con gái của vua Trần Nhân Tông, em gái vua Trần Anh Tông. Câu chuyện ngoại tình gây nhiều tranh cãi của Huyền Trân gắn liền với cuộc hôn nhân giữa cô và vị vua Chiêm Thành Chế Mân, cuộc hôn nhân mang tính chất chính trị do chính cha và anh cô sắp đặt.
Sử sách chép rằng, vào năm 1293, sau khi dẫn quân đi dẹp Ai Lao trở về, vua Nhân Tông quyết định truyền ngôi lại cho Thái tử Trần Thuyên, anh trai của Huyền Trân. Trần Thuyên lên ngôi vua, tức Trần Anh Tông còn Trần Nhân Tông dù đã truyền ngôi cho con nhưng vẫn là Thái thượng hoàng. Tuy nhiên, Thái thượng hoàng thường không can thiệp trực tiếp vào việc triều đình mà dành phần lớn thời gian cho sự nghiệp tu hành.
Đầu tiên, Thái thượng hoàng về tu tại chùa Võ Lâm, phủ Yên Khánh, Ninh Bình. Sau đó, ông lại dời về tu tại núi Yên Tử, huyện Yên Hưng, Quảng Yên. Sử sách chép rằng, khi tu hành tại Yên Tử, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông thường thích đi khắp nơi trong thiên hạ, ngao du sơn thủy. Một lần, ông thực hiện chuyến du hành xuống phía nam, vùng đất của vương quốc Chiêm Thành hoang sơ nhưng không kém phần hùng vĩ.
Kinh đô Vijaya của Chiêm Thành, khi đó đang đặt dưới sự trị vì của ông vua trẻ vừa mới lên ngôi Jaya Simha Varman III mà người ta thường gọi là vua Chế Mân. Khi biết được người khách lữ hành mang tấm áo cà sa vẫn thường ngày đây đó ngắm những nét hùng vĩ của những ngọn tháp đồng tháp bạc ấy là Thượng hoàng nước Đại Việt, Chế Mân bèn mời ông vào cung điện của mình để tiếp đón thật nồng nhiệt.
Chính Chế Mân đích thân dẫn Thái thượng hoàng của Đại Việt đi tham những tháp àng tháp ngà nổi tiếng của vương quốc Chiêm Thành. Người ta nói rằng, vì sự hậu đãi của nhà vua trẻ Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đã ở lại Chiêm Thành suốt 9 tháng dòng. Rồi cũng vì cảm kích trước tấm lòng nhiệt thành của nhà vua trẻ dành cho mình, trước khi rời Chiêm Thành trở về Đại Việt, Thái thượng hoàng đã hứa sẽ gả cô công chúa Huyền Trân của mình cho Chế Mân.
Tiếng đồn về nhan sắc của Công chúa Huyền Trân khiến nhà vua trẻ không khỏi bồi hồi. Vì thế dù đã kết hôn với người con gái đến từ xứ Java, Hoàng hậu Tapasi nhưng Chế Mân vẫn sai đại thần của mình là Chế Bồ Đài dẫn theo tùy tùng hơn trăm người mang theo lễ vật hậu hĩnh tiếng về Thăng Long xin cầu hôn Huyền Trân. Khi biết sứ thần nước Chiêm mang lễ vật sang cầu hôn cô công chúa xinh đẹp nổi danh của nước Đại Việt, cả triều đình xôn xao và hoang mang. Nhiều người lên tiếng phản đối một cách kịch liệt. Làm sao có thể gả một nàng công chúa cành vàng lá ngọc của Đại Việt về xứ Chàm man rợ được? Nhưng lúc này Thái thượng hoàng đã nói rõ ý định của mình với vua Trần Anh Tông.
Việc gả Huyền Trân về đất Chiêm Thành không phải là một lời hứa khi cao hứng của ông mà là một đường lối chính trị đã được tính toán một cách kỹ lưỡng. Từ khi Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn hai lần đánh tan giặc xâm lược Nguyên Mông thì chúng vẫn không ngừng nhòm ngó Đại Việt. Chúng chỉ chờ cơ hội Đại Việt và Chiêm Thành dấy loạn sẽ thúc quân tràn sang để ngư ông đắc lợi.
Nếu như Đại Việt và Chiêm Thành giữ được mối quan hệ bang giao tốt đẹp thì chắc chắn bọn xâm lược đầy dã tâm phương bắc sẽ không dám nhăm nhe Đại Việt ta nữa. Việc gả Huyền Trân cho Chế Mân chắc chắn sẽ củng cố mối quan hệ khá yên ổn lâu nay giữa hai nước. Nếu được như vậy, chúng ta sẽ không phải lo lắng trước thế lực của bọn giặc phương bắc nữa.
Mặc dù những lời lẽ phân tích của Thái thượng hoàng là rất chính xác, việc gả Huyền Trân cho vua Chế Mân là một sách lược đúng đắn để bảo vệ sự thái bình cho Đại Việt. Thế nhưng, công chúa Huyền Trân lúc đó còn quá nhỏ. Một cô gái mới 12 tuổi phải rời khỏi người thân đến xứ sở Chiêm Thành xa xôi không một người quen biết thì dù biết là lợi ích đất nước người ta vẫn thấy tội cho cô. Trong khi đó, đám đại thần triều đình và hoàng thân quốc thích thì không ngừng bày tỏ sự phản đối quyết định của Thái thượng hoàng. Cũng chính vì thế mà dù thời gian trải qua khá lâu kể từ ngày Chê Mân cho người mang lễ vật ra cầu hôn vua Trần Anh Tông vẫn trù trừ chưa quyết định.
Đợi chờ suốt 5 năm vẫn không thấy có hồi âm từ Đại Việt về việc cầu hôn của mình, ông vua trẻ Chế Mân không khỏi cảm thấy sốt ruột. Cho đến tháng 6 năm 1306, sau khi Hoàng hậu Tapasi qua đời vì bạo bệnh và cũng là khi công chúa Huyền Trân vừa tròn 18, Chế Mân quyết định thực hiện một hành động bày tỏ lòng nhiệt thành của mình với việc cầu hôn công chúa bằng việc dâng hai châu Ô và Lý (tức…) làm lễ hồi môn.
Không phải mất một binh một tốt mà có được liền hai châu Ô, Lý, những đại thần trước kia phản đối cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân và Chế Mân bao nhiêu thì giờ đây lại đồng tình bấy nhiêu. Vua Trần Nhân Tông nghe sứ giả của Chế Mân bày tỏ ý định của vua Chiêm Thành cũng không còn do dự nữa, đồng ý gả Huyền Trân cho Chế Mân. Vua hẹn với sứ giả Chiêm Thành rằng triều đình Đại Việt sẽ chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ vu quy cho công chúa.
Và mối tình dang dở
Vào ngày 12 tháng 8 năm Bính Ngọ (1306), vua Trần Anh Tông tổ chức một buổi lễ long trọng đễ đưa Công chúa Huyền Trân về xứ Chiêm Thành làm lễ thành hôn với vua Chế Mân. Buổi lễ được cả nước hân hoan không chỉ vì công chúa đã thành gia thất mà còn vì từ nay lãnh thổ Đại Việt sẽ có thêm hai châu Ô, Lý. Người ta nói rằng, trong khi cả triều đình hân hoan trong bữa đại tiệc thì Công chúa Huyền Trân lại không giấu được đôi mắt buồn rười rượi như có một niềm tâm sự không biết nói cùng ai.
Nhưng trong những lời chúc tụng hân hoan, những lời chúc mừng nồng nhiệt của bá quan văn võ, nào còn ai để ý đến nỗi niềm riêng của cô công chúa trẻ. Bữa tiệc kết thúc, Huyền Trân công chúa được vua Trần Anh Tông tiễn ra cửa nam của kinh thành. Đoàn hộ tống công chúa có đến cả ngàn người và quyết định đi đường bộ để đảm bảo toàn cho công chúa. Vua Trần Anh Tông cũng muốn cuộc hôn nhân vì đất nước của công chúa phải thật long trọng và được mọi người trong khắp cả nước biết tới. Người chỉ huy đoàn hộ tống đông đảo ấy chính là quan đại thần Trần Khắc Chung.
Vì sao Trần Khắc Chung lại được giao trọng trách hộ tống công chúa về xứ Chiêm Thành thì không ai rõ. Nhưng dân gian thì đồn rằng, đó là một cuộc tiễn đưa đau đớn cho cả Trần Khắc Chung lẫn Công chúa Huyền Trân. Vì rằng, cuộc kết hôn với ông vua xứ lạ của Huyền Trân đã chấm dứt mối tình còn đương dang dở với vị đại thần họ Trần.
Đền thờ công chúa Huyền Trân- Ảnh ST |
Đến năm Trần Khắc Chung 24 tuổi, tức năm 1289, tức là 2 năm sau khi công chúa Huyền Trân chào đời, nhờ công lao trong cuộc chiến chống giặc Nguyên Mông nên được vua ban quốc tính mới đổi thành Trần Khắc Chung. Cũng trong năm ấy Trần Khắc Chung phong chức Đại Hành Khiển (tương đương chức vụ Thủ Tướng Chính Phủ ngày nay) cùng Trương Hán Siêu dẫn đầu phái bộ sang triều công Trung Hoa.
Người ta nói rằng, ngoài tài kinh sử và ngoại giao xuất sắc, Trần Khắc Chung còn học được nghề thêu của quan Đại Phu Trần Khắc Long cho nên mới đổi tên lót của mình từ Đức Chung thành Khắc Chung. Nghề thêu thùa may vá thường là chuyện của đàn bà con gái, thế nhưng ít ai ngờ tới một người có tài kinh bang tế thế như Trần Khắc Trung lại có thể thành thạo nghề đó đến vậy. Nhưng cũng chính nhờ nghề tay trái này mà Trần Khắc Chung đã bị cuốn vào mối tình dang dở đẫm nước mắt với công chúa Huyền Trân.
Ngoài thời gian đọc và giảng sách cho các hoàng phi, công chúa trong hậu cung, Trần Khắc Chung còn là thầy dạy công chúa Huyền Trân về môn thêu thùa. Dạy nghề thêu thùa đường kim mũi chỉ thì phải ngồi gần nhau và đôi lúc phải cầm tay đưa đi đưa lại. Để đề phòng chuyện bất trắc có thể xảy ra, triều đình đã ngầm chỉ định sáu nàng thị nữ luôn luôn quây quần chung quanh hai người, nói là để hầu hạ, nhưng thực ra là để canh chừng.
Trong khung cảnh bị nhòm ngó, Huyền Trân Công chúa chỉ còn biết đưa mắt nhìn người thầy tài năng xuất chúng mà cô đem lòng yêu thầm từ lâu. Mối tình càng dào dạt bên trong bao nhiêu lại càng tha thiết sâu thẳm bấy nhiêu, Trần Khắc Chung không một lần nào dám hở môi công khai tỏ tình mà cô học trò Huyền Trân cũng chẳng bao giờ dám đáp lại một cách thanh thiên bạch nhật trước các cặp mắt rình mò của sáu thị nữ bao kín chung quanh như một bức trường thành cao kiên cố.
Cho tới khi hai người nghe được tin Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý để làm của hồi môn cầu hôn công chúa và nhà vua Trần Anh Tông đã đồng ý, hẹn ngày làm lễ vu quy cho công chúa. Và thật trớ trêu khi người phụ trách đoàn hộ tống đưa công chúa Huyền Trần về nhà chồng lại là người tình thầm lặng của cô, Trần Khắc Chung.
Dân gian cũng đồn rằng, trong cuộc hành trình kéo dài ấy, trong giây phút dừng lại nghỉ ngơi trên đèo Hải Vân, Trần Khắc Chung đã quyết định thổ lộ hết tâm can của mình với công chúa. Nhưng lúc này đây, những lời thổ lộ muộn màng ấy lại càng khiến cho Huyền Trân thêm buồn bã. Bởi lúc cô nghe được những lời thổ lộ của người mình thầm yêu trộm nhớ thì cũng là ngày mà vì lợi ích quốc gia, cô sắp phải trao cả linh hồn và thể xác mình cho một người chồng mà cô chưa bao giờ gặp mặt.
Nhiều người nói rằng, đó cũng là thời điểm mà công chúa tức cảnh sinh tình, đã sáng tác nên bài “Nước non ngàn dặm" theo điệu Nam Bình: “Nước non ngàn dặm ra đi... Mối tình chi! Mượn màu son phấn, Đền nợ Ô, Ly, Xót thay vì, Đương độ xuân thì, Số lao đao hay là nợ duyên gì?...” Và người ta nói rằng, Huyền Trân đã khóc suốt dọc đường từ đèo Hải Vân tới kinh thành vương quốc Chiêm Thành, nơi rồi đây cô sẽ trở thành hoàng hậu.
Cuộc chạy trốn
Được tin nước Đại Việt đã cử sứ giả đưa Công chúa Huyền Trân đến theo đúng lời ước hẹn, nhà vua trẻ Chế Mân đã ra tận ngoài thành đón nàng. Và ông vua xứ Chiêm Thành đã tổ chức lễ đón tiếp và bữa tiệc thành hôn còn long trọng hơn cả bữa tiệc mà vua Trần Anh Tông từng tổ chức. Lấy được người đẹp Đại Việt, lại là cô công chúa ngàn vàng của đức vua Trần Anh Tông một bữa tiệc như vậy chưa thấm tháp vào đâu so với niềm hân hoan của nhà vua xứ Chiêm Thành.
Ngay sau đó, vua Chế Mân làm lễ sắc phong cho Huyền Trân trở thành Hoàng hậu xứ Chiêm Thành với mỹ hiệu Paramecvari. Sau một năm chung sống, Hoàng hậu Paramecvari đã sinh Chế Mân một hoàng tử khỏe mạnh. Ông đặt tên cho con là Đa Đa. Tuy nhiên, niềm hạnh phúc chưa kéo dài được bao lâu thì Chế Mân qua đời vì bạo bệnh, bỏ lại đứa con thơ và người vợ trẻ mới chưa đầy 20 tuổi.
Theo thông lệ của người Chiêm Thành, sau khi quốc vương qua đời thì các cung phi cũng phải lên giàn hỏa thiêu để chết theo quốc vương của mình. Hoàng hậu Paramecvari dù tuổi chưa đầy 20 nhưng theo thông lệ cũ vẫn phải lên giàn hỏa thiêu để chết theo vua Chế Mân. Sau khi hay tin này, vua Trần Anh Tông cùng triều đình quyết định nghĩ cách cứu công chúa thoát khỏi vòng nguy hiểm.
Sau khi bàn bạc, vua quyết định sai quan Nhập nội Hành khiển Thượng thư Tả bộc xạ Trần Khắc Chung cùng An phủ sứ Đặng Vân đi điếu tang rồi tìm cơ hội cứu công chúa. Khi vào đến Chiêm Thành, Trần Khắc Chung nói với Thái tử Chiêm Thành Chế Chi, con của người vợ cả người thay thế Chê Mân lúc ấy rằng: “Sở dĩ bản triều gả công chúa cho quốc vương vì hai nước cõi đất liền nhau, nên yên phận để cùng hương thái bình hạnh phúc, cũng vì thương dân, chứ không phải mượn má phấn để giữ trường thành. Nay Quốc vương từ trần, nếu đem công chúa tuẫn táng ngay thì việc tu trai không người lo liệu. Theo tục lệ nước ta, trước hãy đưa công chúa ra bãi bể chiêu đón linh hồn, rồi mới vào hỏa đàn sau”.
Vì là hai nước tục lệ khác nhau nên người Chiêm Thành không còn cách nào khác đành phải nghe theo. Nhưng khi thuyền của Công chúa Huyền Trân ra đến giữa biển thì Trần Khắc Chung đã đem thuyền cướp Công chúa Huyền Trân rồi chạy về Thăng Long.
Và cuộc chạy trốn kéo dài hơn một năm từ Chiêm Thành về tới Thăng Long ấy chính là thời điểm mà người ta nói rằng, Công chúa Huyền Trân đã “vượt rào” để tư thông với người tình cũ của mình, kẻ vừa giúp cô thoát khỏi cái chết: Trần Khắc Chung. Người ta nói rằng, để hai người có thời gian tư thông với nhau, sau khi cứu được công chúa, Trần Khắc Chung đã cho thuyền đi quanh quất trên biển rất lâu. Chính vì vậy mà cuộc hành trình đưa công chúa trở về Thăng Long mới kéo dài tới hơn một năm trời.
Và những tranh cãi
Chuyện Trần Khắc Chung tư thông với Huyền Trân Công chúa không phải chỉ là lời đồn đại. Nó được ghi chép rất rõ ràng trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư, bộ chính sử hoàn chỉnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam còn lưu giữ được tới ngày nay. Chính vì vậy, từ chỗ là một người học rộng tài cao, có công lớn đối với nhà Trần, song Trần Khắc Chung luôn bì các sử gia đánh giá là kẻ danh tiết bại hoại.
Sử thần nổi tiếng Ngô Sỹ Liên, người biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư đã dùng những lời lẽ gay gắt nhất khi viết về Trần Khắc Chung: "Thói gian tà của Trần Khắc Chung thật là quá quắt lắm! Không những hắn giỡ trò chó lợn ở đây mà sau này còn hùa vào với Văn Hiến vu hãm quốc phục thượng tể vào tội phản nghịch, làm chết oan đến hơn trăm người. Thế mà hắn được trọn đời phú quý”.
Thế nhưng, dường như cảm thấy chưa đủ, sau đó, Ngô Sỹ Liên trong một phần khác lại tiếp tục lên án Trần Khắc Chung: “Còn như Trần Khắc Chung cũng là nhân vật của một thời, vua trao cho hắn chức vị thầy dạy của vua và đem việc nước hỏi hắn, đáng lẽ phải hết lòng trung khuyên can, để cho vua mình trở thành Nghiêu Thuấn mới phải. Thế mà lại hùa vào với kẻ quyền quý làm hại người ngay thẳng, đi theo bọn gian tà, đẩy người lành đến nỗi oan khiên, hãm đức vua việc tội lỗi. Việc ấy mà nhẫn tâm làm được, thì còn việc gì mà không nhẫn tâm làm được nữa. Sau lại xui vua cầu công đi đánh Chiêm Thành, thì cái thói nịnh hót lại hiện ra nữa. Cho nên bậc làm vua khi chọn người hiền phải xét kỹ họ, là bở sợ rằng có đứa tiểu nhân như bọn Trần Khắc Chung có thể lọt vào trong đó vậy”.
Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, tất cả những câu chuyện trên đây từ việc công chúa phải lên giàn hỏa thiêu cho tới việc Trần Khắc Chung dùng thuyền cướp công chúa bỏ chạy rồi tư thông với công chúa trên đường chạy trốn đều là bịa đặt. Bởi vì, nếu suy xét thật kỹ sẽ thấy rằng, câu chuyện trên hoàn toàn không thể xảy ra.
Thứ nhất, việc công chúa Huyền Trân phải lên giàn thiêu để chết cùng Chế Mân là không thể bởi vì nếu theo truyền thống của Chiêm Thành thì người lên giàn thiêu chỉ có một, đó là Hoàng hậu chính thức của Chế Mân. Trong khi đó, Huyền Trân không phải là Hoàng hậu cả của Chế Mân vì ngoài Hoàng hậu Tapasi người xứ Java, Chế Mân còn một hoàng hậu cả người Chiêm Thành, mẹ đẻ của Thái Tử Chế Chi, người thừa kế Chế Mân sau đó.
Ngoài ra, nếu như Công chúa Huyền Trân phải lên giàn hỏa thiêu, thì việc hỏa táng phải tổ chức trong vòng 7 ngày sau khi chết, vì khí hậu nhiệt đới không cho phép bảo quản thi hài được lâu hơn. Vì vậy, với khoảng cách xa xôi từ Chiêm Thành tới kinh đô Thăng Long của Đại Việt thì khi thông tin đưa được đến triều đình vua Trần Anh Tông cũng đã qua muộn. Khi đó, dù Trần Khắc Chung có lên tàu sang ngay cũng không thể nào kịp, trong điều kiện giao thông thời đó chứ đừng nói đến việc thỏa thuận và sắp xếp một vụ cướp người trên biển những gì đã được miêu tả.
Thứ hai, nếu như Trần Khắc Chung có tới kịp thì việc cướp người và chạy trốn cũng khó có thể thực hiện được. Chiêm Thành là một quốc gia ven biển với lực lượng chiến thuyền rất mạnh. Vào thời Lý, vua Chế Bồng Nga của Chiêm Thành khi tấn công vào Thăng Long đều là dùng đường thủy. Điều đó đủ biết, lực lượng hải quân và chiến thuyền của họ mạnh đến mưc nào. Thêm nữa, khoảng cách từ Chiêm Thành đến Thăng Long phải đi qua hàng loạt cửa biển của Chiêm Thành. Cho dù có cướp được công chúa Huyền Trân thì Trần Khắc Chung cũng khó mà chạy thoát.
Thứ ba, giả sử việc cứu công chúa Huyền Trân thành công thì việc Trần Khắc Chung tư thông với công chúa cũng khó có thể xảy ra. Bởi vì người được sai đi cứu công chúa Huyền Trân không chỉ có môt mình Trần Khắc Chung mà còn có An phủ sứ Đặng Vân. Liệu ông này có để yên cho Trần Khắc Chung tư thông với công chúa hay không nếu như cả hai đang trong cuộc chạy trốn trên một chiếc thuyền.
Thêm nữa, trong Đại Việt sử ký có chép, để có thời gian tư thông với công chúa, Trần Khắc Chung đã quanh quất trên biển để kéo dài cuộc hành trình. Như vậy, trong thời gian đó, đoàn thuyền chở công chúa sẽ lấy nước ngọt và lương thực ở đâu trong khi tất cả các cảng biển đều là quân của xứ Chiêm Thành?
Thứ tư, về phần công chúa Huyền Trân liệu cô có chấp nhận tư thông với Trần Khắc Chung hay không khi vào thời gian đó, cô mới sinh Hoàng tử Đa Đa chưa được bao lâu. Ai cũng biết, những người phụ nữ mới sinh nở phải kiêng cữ rất nghiêm ngặt, đặc biệt là trong việc gần gũi với đàn ông. Vì vậy, dù cho có gặp lại tình cũ là Trần Khắc Chung thì cũng khó có chuyện hai người tư thông với nhau được.
Nếu như những lý lẽ suy luận này đúng với thực tế, thì Trần Khắc Chung làm cách nào để cứu được công chúa Huyền Trân? Nhiều người cho rằng, việc Trần Khắc Chung cứu được công chúa Huyền Trân thoát khỏi cái chết trên giàn hỏa thiêu chính là nhờ vào sự thương lượng giữa ông với triều đình Chiêm Thành.
Thế nhưng, nếu cuộc hành trình trở về Thăng Long không phải là một cuộc chạy trốn như người ta từng biết đến thì chuyện Trần Khắc Chung và công chúa Huyền Trân tư thông với nhau trong hành trình kéo dài hơn một năm trên biển rất có thể đã xảy ra như những gì đã ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư. Và có lẽ chính vì thế mà cho tới tận ngày nay người ta vẫn chưa thể tìm được câu trả lời cuối cùng cho nghi án ngoại tình của cô công chúa nổi danh Việt Nam.
Theo thông lệ của người Chiêm Thành, sau khi quốc vương qua đời thì các cung phi cũng phải lên giàn hỏa thiêu để chết theo quốc vương của mình. Hoàng hậu Paramecvari dù tuổi chưa đầy 20 nhưng theo thông lệ cũ vẫn phải lên giàn hỏa thiêu để chết theo vua Chế Mân. Sau khi hay tin này, vua Trần Anh Tông cùng triều đình quyết định nghĩ cách cứu công chúa thoát khỏi vòng nguy hiểm.
Sau khi bàn bạc, vua quyết định sai quan Nhập nội Hành khiển Thượng thư Tả bộc xạ Trần Khắc Chung cùng An phủ sứ Đặng Vân đi điếu tang rồi tìm cơ hội cứu công chúa. Khi vào đến Chiêm Thành, Trần Khắc Chung nói với Thái tử Chiêm Thành Chế Chi, con của người vợ cả người thay thế Chê Mân lúc ấy rằng: “Sở dĩ bản triều gả công chúa cho quốc vương vì hai nước cõi đất liền nhau, nên yên phận để cùng hương thái bình hạnh phúc, cũng vì thương dân, chứ không phải mượn má phấn để giữ trường thành. Nay Quốc vương từ trần, nếu đem công chúa tuẫn táng ngay thì việc tu trai không người lo liệu. Theo tục lệ nước ta, trước hãy đưa công chúa ra bãi bể chiêu đón linh hồn, rồi mới vào hỏa đàn sau”.
Vì là hai nước tục lệ khác nhau nên người Chiêm Thành không còn cách nào khác đành phải nghe theo. Nhưng khi thuyền của Công chúa Huyền Trân ra đến giữa biển thì Trần Khắc Chung đã đem thuyền cướp Công chúa Huyền Trân rồi chạy về Thăng Long.
Và cuộc chạy trốn kéo dài hơn một năm từ Chiêm Thành về tới Thăng Long ấy chính là thời điểm mà người ta nói rằng, Công chúa Huyền Trân đã “vượt rào” để tư thông với người tình cũ của mình, kẻ vừa giúp cô thoát khỏi cái chết: Trần Khắc Chung. Người ta nói rằng, để hai người có thời gian tư thông với nhau, sau khi cứu được công chúa, Trần Khắc Chung đã cho thuyền đi quanh quất trên biển rất lâu. Chính vì vậy mà cuộc hành trình đưa công chúa trở về Thăng Long mới kéo dài tới hơn một năm trời.
Và những tranh cãi
Chuyện Trần Khắc Chung tư thông với Huyền Trân Công chúa không phải chỉ là lời đồn đại. Nó được ghi chép rất rõ ràng trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư, bộ chính sử hoàn chỉnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam còn lưu giữ được tới ngày nay. Chính vì vậy, từ chỗ là một người học rộng tài cao, có công lớn đối với nhà Trần, song Trần Khắc Chung luôn bì các sử gia đánh giá là kẻ danh tiết bại hoại.
Sử thần nổi tiếng Ngô Sỹ Liên, người biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư đã dùng những lời lẽ gay gắt nhất khi viết về Trần Khắc Chung: "Thói gian tà của Trần Khắc Chung thật là quá quắt lắm! Không những hắn giỡ trò chó lợn ở đây mà sau này còn hùa vào với Văn Hiến vu hãm quốc phục thượng tể vào tội phản nghịch, làm chết oan đến hơn trăm người. Thế mà hắn được trọn đời phú quý”.
Thế nhưng, dường như cảm thấy chưa đủ, sau đó, Ngô Sỹ Liên trong một phần khác lại tiếp tục lên án Trần Khắc Chung: “Còn như Trần Khắc Chung cũng là nhân vật của một thời, vua trao cho hắn chức vị thầy dạy của vua và đem việc nước hỏi hắn, đáng lẽ phải hết lòng trung khuyên can, để cho vua mình trở thành Nghiêu Thuấn mới phải. Thế mà lại hùa vào với kẻ quyền quý làm hại người ngay thẳng, đi theo bọn gian tà, đẩy người lành đến nỗi oan khiên, hãm đức vua việc tội lỗi. Việc ấy mà nhẫn tâm làm được, thì còn việc gì mà không nhẫn tâm làm được nữa. Sau lại xui vua cầu công đi đánh Chiêm Thành, thì cái thói nịnh hót lại hiện ra nữa. Cho nên bậc làm vua khi chọn người hiền phải xét kỹ họ, là bở sợ rằng có đứa tiểu nhân như bọn Trần Khắc Chung có thể lọt vào trong đó vậy”.
Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, tất cả những câu chuyện trên đây từ việc công chúa phải lên giàn hỏa thiêu cho tới việc Trần Khắc Chung dùng thuyền cướp công chúa bỏ chạy rồi tư thông với công chúa trên đường chạy trốn đều là bịa đặt. Bởi vì, nếu suy xét thật kỹ sẽ thấy rằng, câu chuyện trên hoàn toàn không thể xảy ra.
Thứ nhất, việc công chúa Huyền Trân phải lên giàn thiêu để chết cùng Chế Mân là không thể bởi vì nếu theo truyền thống của Chiêm Thành thì người lên giàn thiêu chỉ có một, đó là Hoàng hậu chính thức của Chế Mân. Trong khi đó, Huyền Trân không phải là Hoàng hậu cả của Chế Mân vì ngoài Hoàng hậu Tapasi người xứ Java, Chế Mân còn một hoàng hậu cả người Chiêm Thành, mẹ đẻ của Thái Tử Chế Chi, người thừa kế Chế Mân sau đó.
Ngoài ra, nếu như Công chúa Huyền Trân phải lên giàn hỏa thiêu, thì việc hỏa táng phải tổ chức trong vòng 7 ngày sau khi chết, vì khí hậu nhiệt đới không cho phép bảo quản thi hài được lâu hơn. Vì vậy, với khoảng cách xa xôi từ Chiêm Thành tới kinh đô Thăng Long của Đại Việt thì khi thông tin đưa được đến triều đình vua Trần Anh Tông cũng đã qua muộn. Khi đó, dù Trần Khắc Chung có lên tàu sang ngay cũng không thể nào kịp, trong điều kiện giao thông thời đó chứ đừng nói đến việc thỏa thuận và sắp xếp một vụ cướp người trên biển những gì đã được miêu tả.
Thứ hai, nếu như Trần Khắc Chung có tới kịp thì việc cướp người và chạy trốn cũng khó có thể thực hiện được. Chiêm Thành là một quốc gia ven biển với lực lượng chiến thuyền rất mạnh. Vào thời Lý, vua Chế Bồng Nga của Chiêm Thành khi tấn công vào Thăng Long đều là dùng đường thủy. Điều đó đủ biết, lực lượng hải quân và chiến thuyền của họ mạnh đến mưc nào. Thêm nữa, khoảng cách từ Chiêm Thành đến Thăng Long phải đi qua hàng loạt cửa biển của Chiêm Thành. Cho dù có cướp được công chúa Huyền Trân thì Trần Khắc Chung cũng khó mà chạy thoát.
Thứ ba, giả sử việc cứu công chúa Huyền Trân thành công thì việc Trần Khắc Chung tư thông với công chúa cũng khó có thể xảy ra. Bởi vì người được sai đi cứu công chúa Huyền Trân không chỉ có môt mình Trần Khắc Chung mà còn có An phủ sứ Đặng Vân. Liệu ông này có để yên cho Trần Khắc Chung tư thông với công chúa hay không nếu như cả hai đang trong cuộc chạy trốn trên một chiếc thuyền.
Thêm nữa, trong Đại Việt sử ký có chép, để có thời gian tư thông với công chúa, Trần Khắc Chung đã quanh quất trên biển để kéo dài cuộc hành trình. Như vậy, trong thời gian đó, đoàn thuyền chở công chúa sẽ lấy nước ngọt và lương thực ở đâu trong khi tất cả các cảng biển đều là quân của xứ Chiêm Thành?
Thứ tư, về phần công chúa Huyền Trân liệu cô có chấp nhận tư thông với Trần Khắc Chung hay không khi vào thời gian đó, cô mới sinh Hoàng tử Đa Đa chưa được bao lâu. Ai cũng biết, những người phụ nữ mới sinh nở phải kiêng cữ rất nghiêm ngặt, đặc biệt là trong việc gần gũi với đàn ông. Vì vậy, dù cho có gặp lại tình cũ là Trần Khắc Chung thì cũng khó có chuyện hai người tư thông với nhau được.
Nếu như những lý lẽ suy luận này đúng với thực tế, thì Trần Khắc Chung làm cách nào để cứu được công chúa Huyền Trân? Nhiều người cho rằng, việc Trần Khắc Chung cứu được công chúa Huyền Trân thoát khỏi cái chết trên giàn hỏa thiêu chính là nhờ vào sự thương lượng giữa ông với triều đình Chiêm Thành.
Thế nhưng, nếu cuộc hành trình trở về Thăng Long không phải là một cuộc chạy trốn như người ta từng biết đến thì chuyện Trần Khắc Chung và công chúa Huyền Trân tư thông với nhau trong hành trình kéo dài hơn một năm trên biển rất có thể đã xảy ra như những gì đã ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư. Và có lẽ chính vì thế mà cho tới tận ngày nay người ta vẫn chưa thể tìm được câu trả lời cuối cùng cho nghi án ngoại tình của cô công chúa nổi danh Việt Nam.
Nguồn: edu.go.vn
Blogger Comment
Facebook Comment