Chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Mỹ USS Nautilus trở về căn cứ sau một chuyến hải trình năm 1955.
Sau Thế chiến II, hải quân Mỹ liên tục tung ra những loại tàu ngầm tối tân nhằm thực hiện các chiến dịch tình báo chống Liên Xô. Để đối phó, Matxcơva cũng tiến hành các kế hoạch riêng và cả hai đã tạo ra một cuộc “Chiến tranh Lạnh không tuyên bố dưới đáy biển”.
Từ khi bắt đầu Chiến tranh Lạnh (1948) đến lúc kết thúc giai đoạn đặc biệt trong lịch sử quan hệ quốc tế này (1991), hải quân Mỹ đã thực hiện hơn 2.000 điệp vụ bí mật chống Liên Xô. Trong đó, lực lượng tàu ngầm vốn được mệnh danh là những chiếc máy bay “U-2 dưới mặt nước” đã đóng vai trò quan trọng nhất.
Tàu ngầm Pigboat.
Do được tập trung tiềm lực, hải quân Mỹ có trong tay một lực lượng tàu ngầm hùng hậu. Vào thời điểm năm 1991 họ có khoảng 61.000 thủy thủ, 34 tàu ngầm mang tên lửa và 89 tàu ngầm tấn công.
Những chiếc tàu ngầm của Mỹ có mặt ở khắp các vùng biển trên thế giới, từ Bắc Đại Tây Dương, Địa Trung Hải cho tới những nơi sâu nhất của Thái Bình Dương. Thậm chí tàu ngầm Mỹ còn đến sát bờ biển hoặc vào sâu trong khu vực quanh các hải cảng của Liên Xô để do thám.
Nhằm tăng khả năng theo dõi, Mỹ còn xây dựng một hệ thống định vị bằng âm thanh rất tinh vi đặt tại các căn cứ trên bờ gọi là Hệ thống giám sát âm thanh (SOSUS), chuyên bắt tín hiệu từ những chùm ống nghe bố trí ở bên dưới các vùng biển chiến lược. Với thiết bị này, người Mỹ có khả năng lần theo dấu vết của những chiếc tàu ngầm Liên Xô đang ở cách bờ biển nước Mỹ hàng ngàn dặm.
Tàu ngầm USS Nautilus của Mỹ.
Cuộc "Chiến tranh lạnh dưới đáy biển" được Mỹ khởi động không lâu sau Đại chiến II. Khi đó, hải quân Mỹ vẫn còn sử dụng loại tàu ngầm Pigboat cổ điển đã được nâng cấp nhưng có tốc độ rất chậm. Cùng với sự phát triển của cuộc Chiến tranh lạnh, trang bị cũng như tốc độ của tàu ngầm Mỹ đã phát triển mau lẹ.
Chiếc tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân đầu tiên của Mỹ mang tên USS Nautilus được hạ thủy năm 1954. Năng lượng hạt nhân cộng với việc ứng dụng kỹ thuật thuỷ động lực học và thiết kế thân tàu kiểu điếu xì gà đã làm nên cuộc cách mạng trong công nghệ đóng tàu ngầm. Tàu ngầm của Mỹ lúc này có thể di chuyển liên tục hàng tháng, dưới độ sâu hàng nghìn mét với tốc độ nhiều khi còn nhanh hơn những chiến hạm lướt trên mặt nước.
Tàu ngầm USS George Washington.
Đỉnh cao trong cuộc chạy đua tàu ngầm của Mỹ diễn ra vào năm 1960 khi hải quân nước này giới thiệu loại tàu ngầm “Boomer” mang tên lửa đạn đạo (SSBN), thay thế cho loại tàu ngầm mang tên lửa hành trình (SSGN).
Chiếc tầu ngầm SSBN đầu tiên của Mỹ mang tên USS George Washington là loại tàu ngầm lớp Skipjack được cải tiến, có khả năng mang 16 quả tên lửa Polaris. Loại tàu ngầm tấn công này đã kết hợp hoàn hảo giữa tốc độ và sự giảm thanh khi di chuyển. Chúng được giao nhiệm vụ hộ tống các tàu sân bay, bảo vệ cho những tuyến đường biển chiến lược, chống lại các loại tàu ngầm tấn công và tàu ngầm SSBN của Liên Xô.
Ảnh chụp từ vệ tinh một trung tâm đóng tàu ngầm của Liên Xô.
Sang những năm 1980-1990, loại tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ, được coi là loại tàu hạt nhân hiện đại nhất thế giới lúc đó, đã thay thế cho loại tàu ngầm lớp Skipjack, lớp Permit và lớp Sturgeon của những năm 1960-1970.
Để đối phó với mối đe dọa từ phía Mỹ, hạm đội tàu ngầm của Liên Xô cũng nhanh chóng phát triển. Tàu ngầm Liên Xô đã trải qua hàng loạt lớp như November, Alpha, Victor, Akulas và Sierras nhằm thích ứng với các loại tàu ngầm tốc độ cao và giảm thanh của Mỹ.
Tàu ngầm lớp Alpha của Liên Xô.
Cho đến cuối thập kỷ 80 thì lực lượng tàu ngầm của Liên Xô đã có phần nhỉnh hơn so với Mỹ. Lúc đó Mỹ có khoảng 123 tàu ngầm, trong khi Liên Xô duy trì một hạm đội với chừng 350 tàu ngầm các loại.
Công tác thu thập thông tin tình báo về hoạt động của các tàu ngầm SSBN của Liên Xô luôn được hải quân Mỹ coi trọng. Họ coi việc xác định chính xác đặc điểm và tiềm năng của lực lượng tàu ngầm Liên Xô là điều rất có ý nghĩa đối với an ninh quốc gia.
Tàu ngầm USS Blackfin.
Hải quân Mỹ bắt đầu theo dõi tàu ngầm Liên Xô từ tháng 05/1948, khi cho tàu USS Sea Dog do thám dọc bờ biển Siberie của Liên Xô. Sau đó tàu ngầm USS Blackfin lại thay thế công việc của tàu USS Sea Dog và nhiệm vụ này tiếp tục được các tàu ngầm khác của Mỹ luân phiên tiến hành, ngày càng táo bạo và tinh vi hơn trong nhiều thập kỷ.
Năm 1957 tàu USS Gudgeon, chiếc tàu ngầm đầu tiên đi vòng quanh trái đất của Mỹ, đã bị bắt khi đang do thám xung quanh căn cứ hải quân Vladivostok của Liên Xô. Sau 30 giờ chống cự, chiếc tàu ngầm Mỹ bị hải quân Liên Xô khống chế và buộc phải trồi lên mặt nước để nạp khí. Nhưng cuối cùng, sau một hồi thương lượng, tàu ngầm USS Gudgeon được phép rút lui an toàn.
Mời đón xem phần 2
Từ khi bắt đầu Chiến tranh Lạnh (1948) đến lúc kết thúc giai đoạn đặc biệt trong lịch sử quan hệ quốc tế này (1991), hải quân Mỹ đã thực hiện hơn 2.000 điệp vụ bí mật chống Liên Xô. Trong đó, lực lượng tàu ngầm vốn được mệnh danh là những chiếc máy bay “U-2 dưới mặt nước” đã đóng vai trò quan trọng nhất.
Tàu ngầm Pigboat.
Do được tập trung tiềm lực, hải quân Mỹ có trong tay một lực lượng tàu ngầm hùng hậu. Vào thời điểm năm 1991 họ có khoảng 61.000 thủy thủ, 34 tàu ngầm mang tên lửa và 89 tàu ngầm tấn công.
Những chiếc tàu ngầm của Mỹ có mặt ở khắp các vùng biển trên thế giới, từ Bắc Đại Tây Dương, Địa Trung Hải cho tới những nơi sâu nhất của Thái Bình Dương. Thậm chí tàu ngầm Mỹ còn đến sát bờ biển hoặc vào sâu trong khu vực quanh các hải cảng của Liên Xô để do thám.
Nhằm tăng khả năng theo dõi, Mỹ còn xây dựng một hệ thống định vị bằng âm thanh rất tinh vi đặt tại các căn cứ trên bờ gọi là Hệ thống giám sát âm thanh (SOSUS), chuyên bắt tín hiệu từ những chùm ống nghe bố trí ở bên dưới các vùng biển chiến lược. Với thiết bị này, người Mỹ có khả năng lần theo dấu vết của những chiếc tàu ngầm Liên Xô đang ở cách bờ biển nước Mỹ hàng ngàn dặm.
Tàu ngầm USS Nautilus của Mỹ.
Cuộc "Chiến tranh lạnh dưới đáy biển" được Mỹ khởi động không lâu sau Đại chiến II. Khi đó, hải quân Mỹ vẫn còn sử dụng loại tàu ngầm Pigboat cổ điển đã được nâng cấp nhưng có tốc độ rất chậm. Cùng với sự phát triển của cuộc Chiến tranh lạnh, trang bị cũng như tốc độ của tàu ngầm Mỹ đã phát triển mau lẹ.
Chiếc tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân đầu tiên của Mỹ mang tên USS Nautilus được hạ thủy năm 1954. Năng lượng hạt nhân cộng với việc ứng dụng kỹ thuật thuỷ động lực học và thiết kế thân tàu kiểu điếu xì gà đã làm nên cuộc cách mạng trong công nghệ đóng tàu ngầm. Tàu ngầm của Mỹ lúc này có thể di chuyển liên tục hàng tháng, dưới độ sâu hàng nghìn mét với tốc độ nhiều khi còn nhanh hơn những chiến hạm lướt trên mặt nước.
Tàu ngầm USS George Washington.
Đỉnh cao trong cuộc chạy đua tàu ngầm của Mỹ diễn ra vào năm 1960 khi hải quân nước này giới thiệu loại tàu ngầm “Boomer” mang tên lửa đạn đạo (SSBN), thay thế cho loại tàu ngầm mang tên lửa hành trình (SSGN).
Chiếc tầu ngầm SSBN đầu tiên của Mỹ mang tên USS George Washington là loại tàu ngầm lớp Skipjack được cải tiến, có khả năng mang 16 quả tên lửa Polaris. Loại tàu ngầm tấn công này đã kết hợp hoàn hảo giữa tốc độ và sự giảm thanh khi di chuyển. Chúng được giao nhiệm vụ hộ tống các tàu sân bay, bảo vệ cho những tuyến đường biển chiến lược, chống lại các loại tàu ngầm tấn công và tàu ngầm SSBN của Liên Xô.
Ảnh chụp từ vệ tinh một trung tâm đóng tàu ngầm của Liên Xô.
Sang những năm 1980-1990, loại tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ, được coi là loại tàu hạt nhân hiện đại nhất thế giới lúc đó, đã thay thế cho loại tàu ngầm lớp Skipjack, lớp Permit và lớp Sturgeon của những năm 1960-1970.
Để đối phó với mối đe dọa từ phía Mỹ, hạm đội tàu ngầm của Liên Xô cũng nhanh chóng phát triển. Tàu ngầm Liên Xô đã trải qua hàng loạt lớp như November, Alpha, Victor, Akulas và Sierras nhằm thích ứng với các loại tàu ngầm tốc độ cao và giảm thanh của Mỹ.
Tàu ngầm lớp Alpha của Liên Xô.
Cho đến cuối thập kỷ 80 thì lực lượng tàu ngầm của Liên Xô đã có phần nhỉnh hơn so với Mỹ. Lúc đó Mỹ có khoảng 123 tàu ngầm, trong khi Liên Xô duy trì một hạm đội với chừng 350 tàu ngầm các loại.
Công tác thu thập thông tin tình báo về hoạt động của các tàu ngầm SSBN của Liên Xô luôn được hải quân Mỹ coi trọng. Họ coi việc xác định chính xác đặc điểm và tiềm năng của lực lượng tàu ngầm Liên Xô là điều rất có ý nghĩa đối với an ninh quốc gia.
Tàu ngầm USS Blackfin.
Hải quân Mỹ bắt đầu theo dõi tàu ngầm Liên Xô từ tháng 05/1948, khi cho tàu USS Sea Dog do thám dọc bờ biển Siberie của Liên Xô. Sau đó tàu ngầm USS Blackfin lại thay thế công việc của tàu USS Sea Dog và nhiệm vụ này tiếp tục được các tàu ngầm khác của Mỹ luân phiên tiến hành, ngày càng táo bạo và tinh vi hơn trong nhiều thập kỷ.
Năm 1957 tàu USS Gudgeon, chiếc tàu ngầm đầu tiên đi vòng quanh trái đất của Mỹ, đã bị bắt khi đang do thám xung quanh căn cứ hải quân Vladivostok của Liên Xô. Sau 30 giờ chống cự, chiếc tàu ngầm Mỹ bị hải quân Liên Xô khống chế và buộc phải trồi lên mặt nước để nạp khí. Nhưng cuối cùng, sau một hồi thương lượng, tàu ngầm USS Gudgeon được phép rút lui an toàn.
Mời đón xem phần 2
Blogger Comment
Facebook Comment