Các nhà khảo cổ học làm việc tại bắc Israel mới đây đã phát hiện ra những chứng tích sinh động của ngành công nghiệp nuôi ong cổ xưa bao gồm sáp ong, tảng ong và cái người ta gọi là “những tổ ong già nhất thế giới”.
Khám phá tổ ong 3.000 năm tuổi ở Israel
Được thực hiện trong đống đổ nát của thành phố Rehov, công trình khai quật làm lộ ra 30 tổ ong gần như nguyên vẹn có niên đại vào khoảng năm 900 trước Công nguyên - nhà khảo cổ Amihai Mazar thuộc trường ĐH Hebrew của Jerusalem tiết lộ với phóng viên AP.
Ông cho biết, đây là những chứng tích có một không hai cho thấy ngành công nghiệp nuôi ong đã tồn tại và phát triển cao trên “đất Thánh” vào thời kỳ Kinh thánh ra đời. Ngành nuôi trông này xem ra đóng vai trò khá quan trọng bởi mật ong có thể vừa dùng làm thuốc chữa bệnh, vừa làm thực phẩm bổ dưỡng, trong khi sáp ong dùng để đúc khuôn.
Mặc dù nuôi ong không phải là công việc hiếm thấy trong các tư liệu lịch sử nhưng trước nay chưa bao giờ người ta tìm thấy bằng chứng nói về nghề này ở Rehov.
Theo mô tả của giáo sư Mazar, những tổ ong nhân tạo được làm từ rơm và đất sét không nung, một đầu đục lỗ cho ong chui ra chui vào, đầu kia có nắp để người nuôi ong thò tay lấy tảng ong bên trong. Chúng được xếp ngay ngắn thành 3 hàng riêng biệt, trong một căn phòng rộng có sức chứa đến hàng trăm tổ ong như thế.
“Có thể khẳng định đây là một ngành nghề phát triển cao, năm trong tổng thể cấu trúc của một nền kinh tế được tổ chức rất chặt chẽ. Điều đáng nói là khi ấy, thành phố Rehov mới có khoảng 2.000 dân thuộc các chủng tộc khác nhau”.
Thêm một điều kỳ lạ nữa, nơi trú ngụ của hàng nghìn con ong tọa lạc ngay chính trung tâm thành phố - điều này chưa ai lý giải nổi.
( Sưu tầm )
Blogger Comment
Facebook Comment