Bí ẩn hầm mộ chứa xác ướp hoàng tộc Ai Cập

Gần đây các nhà khoa học đã phát hiện được hầm mộ trên vách đá, nơi có hơn 50 xác ước hoàng tộc, công chúa của các pharaoh, cùng khám phá.

Bí ẩn hầm mộ chứa xác ướp hoàng tộc Ai Cập

Được phát hiện nhờ một con dê đi lạc, hầm mộ trên vách đá ở Thebes, Ai Cập, là nơi lưu giữ hàng chục xác ướp của các pharaoh, nữ hoàng và công chúa đến từ nhiều triều đại.

DB320 là một hầm mộ nằm trên các vách đá ở Thebes được phát hiện vào mùa hè năm 1881, chứa xác ướp và đồ tùy táng của hơn 50 vị vua, hoàng hậu cùng nhiều hoàng thân và quý tộc khác. Theo Ancient Origins, khu hầm mộ này được tìm ra nhờ một con dê đi lạc và rơi xuống đường thông mộ.

Trước đây, các nhà khoa học cho rằng DB320 là mộ của hoàng hậu Ahmose-Inhapi. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây chỉ ra mộ của bà nằm ở một nơi khác gần đó. Một giả thuyết cho rằng DB320 là mộ của Ahmose Merytamen. Theo Nicholas Reeves, nhà nghiên cứu Ai Cập học đến từ Đại học Arizona, Mỹ, DB320 là hầm mộ gia đình của Pinedjem II, quan tư tế tối cao dưới triều đại thứ 21.


Các nhà Ai Cập học thu được nhiều thông tin về những vị vua và nữ hoàng nhờ phân tích xác ướp phát hiện trong hầm mộ DB320. Xác ướp tìm thấy ở đây được chia thành hai nhóm. Nhóm một có niên đại từ thời kỳ trung gian thứ hai (1550 - 1650 trước Công nguyên) và thời Vương quốc mới (1077 - 1550 trước Công nguyên), được an táng một cách cẩu thả và phần nhiều trong số đó đã hư hỏng. Nhóm hai có niên đại từ thời kỳ trung gian thứ ba (664 - 1069 trước Công nguyên) và được an táng chu đáo hơn.

Danh sách các xác ướp trong hầm mộ không chỉ bao gồm hoàng đế: Amosis, Ramesses I, Ramsses II, Ramesses III, Ramesses IX, Seti I, Tuthmosis I, Tuthmosis II, Tuthmosis III mà còn có những nữ hoàng vĩ đại như Tetisheri, Ahhotpe I, Ahmose-Merytamun, Ahmose-Inhapy, và cả các công chúa.

Hầu hết các xác ướp được chôn cất ở nơi khác từ trước, nhưng vào thời kỳ trung gian thứ ba, ước tính vào sau năm thứ 11 ở triều đại 22, các tư tế quyết định chuyển chúng đến nơi an toàn hơn. Khi các nhà nghiên cứu khai quật hầm mộ, các xác ướp thuộc nhóm hai được bảo quản kỹ lưỡng, chiếm toàn bộ buồng cuối cùng và không có dấu hiệu bị cướp. Trong khi đó, các quan tài khác được đặt nằm chen chúc ở hành lang và buồng bên cạnh hầm mộ.

( Sưu tầm )
    Blogger Comment
    Facebook Comment