Lịch sử nhân loại và những bí mật bị lãng quên

Nhờ tiến bộ và thành tựu của khoa học hiện đại, chúng ta đã lý giải được nhiều hiện tượng, sự việc từng xảy ra cách đây hàng ngàn năm. Nhưng cho đến nay, một số bí ẩn của lịch sử vẫn còn là câu hỏi hóc búa đối với loài người.

Những lịch sử nhân loại bị lãng quên


Sự biến mất của nền văn minh thung lũng Indus



Với một nền văn hóa trải dài từ miền tây Ấn Độ đến Afghanistan và dân số hơn 5 triệu người, cư dân thung lũng Indus cổ đại đã tạo nên nền văn minh cổ nhất của Ấn Độ từng được biết đến vào thời đồ đồng. Quy mô cũng như sự sụp đổ đột ngột của nền văn minh này xứng đáng sánh ngang với sự suy thoái lừng danh của nền văn minh Maya.

Tuy nhiên, mãi đến năm 1922, các cuộc khai quật mới tiết lộ một nền văn hóa vệ sinh tiên tiến với một hệ thống cống rãnh tinh vi và các phòng tắm không chê vào đâu được. Kỳ lạ thay, không có bất kỳ bằng chứng khảo cổ học nào về quân đội, nô lệ, các mâu thuẫn xã hội hay những tệ nạn phổ biến khác trong các xã hội cổ đại của nền văn minh này.

Các xác ướp Tarim




Trong một cuộc khai quật phía dưới lòng chảo Tarim ở phía tây Trung Quốc, các nhà khảo cổ học rất ngạc nhiên khi phát hiện hơn 100 xác ướp có niên đại cách đây 2.000 năm. Tuy nhiên, một giáo sư đại học có tên Victor Mair còn kinh ngạc hơn nữa khi xem xét tỉ mỉ từng hộp sọ của một số xác ướp Tarim tóc vàng, mũi cao được trưng bày tại một bảo tàng. Vì vậy, vào năm 1993, ông Mair đã quay trở lại thu thập các mẫu ADN của các xác ướp.

Các kết quả xét nghiệm rốt cuộc đã chứng thực linh cảm của ông, rằng các xác ướp thuộc dòng giống châu Âu. Mặc dù các bản ghi chép cổ của người Trung Quốc từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên miêu tả nhóm người này là các cư dân da trắng ở vùng viễn đông, nhưng chúng không hề đề cập tới lý do tại sao và bằng cách nào những người này lại có mặt ở Tarim.


Bản thảo Voynich 




Bản thảo Voynich có thể là cuốn sách khó đọc nhất trên thế giới. Di vật 500 năm tuổi này được phát hiện năm 1912 tại một thư viện ở Rome và bao gồm 240 trang hình minh họa kèm chữ viết bằng một ngôn ngữ chưa từng được biết đến.

Việc giải mã các chữ trong bản thảo gây đau đầu cho cả những chuyên gia mật mã giỏi nhất. Điều đó khiến một số người thậm chí coi cuốn sách có thể là sản phẩm của một trò đùa nhàm chán. Dẫu vậy, một nghiên cứu thống kê bản thảo cho thấy, nó dường như tuân thủ cấu trúc cơ bản cũng như luật lệ của một ngôn ngữ nhất định.

Quân đoàn La Mã mất tích



Sau khi người Parthia của Ba Tư đánh bại một đội quân La Mã kém cỏi do Tướng Crassus lãnh đạo, truyền thuyết kể rằng, một nhóm nhỏ các tù binh chiến tranh đã đi lang thang xuyên sa mạc và cuối cùng bị binh lính nhà Hán (Trung Quốc) vây bắt. Ban Gu- nhà sử học Trung Quốc hồi thế kỷ thứ nhất đã ghi chép lại một cuộc chạm trán với một đội quân kỳ lạ “dàn trận theo kiểu vây cá” đặc trưng của quân La Mã.

Một nhà sử học Oxford đã so sánh các hồ sơ cổ xưa và rút ra kết luận rằng, quân đoàn La Mã thất lạc đã thiết lập một thị trấn nhỏ gần sa mạc Gobi có tên là Liqian, theo tiếng Trung Quốc là Rome. Hiện người ta đang tiến hành các xét nghiệm ADN để xác minh tuyên bố này cũngnhư hy vọng lý giải được một số đặc điểm mắt xanh, tóc vàng cũng như niềm yêu thích đấu bò tót của cư dân địa phương.


Robin Hood là ai?



Người ta vẫn mong chờ Robin Hood - tướng cướp giàu lòng trắc ẩn trú ngụ trong rừng là có thật, chứ không phải là một nhân vật huyền thoại với một thanh kiếm thần kỳ của Anh. Tuy nhiên, cuộc săn tìm Robin Hood thật trong lịch sử chỉ mang lại vô số khả năng. Các ứng cử viên bao gồm một kẻ chạy trốn ở Yorkshire tên là Robert Hod, Hobbehod hoặc Robert Hood ở Wakefield.

Danh sách những người tình nghi càng trở nên phức tạp khi cái tên "Robin Hood" cuối cùng đồng nghĩa với kẻ sống ngoài vòng pháp luật. Việc xác định nhân dạng của tướng cướp Robin Hood thậm chí trở nên rối rắm hơn khi các tác giả truyền thuyết thêu dệt thêm nhiều nhân vật như Hoàng tử John và Richard Trái tim sư tử vào câu chuyện.


Các tảng đá Carnac



Bạn có thể nghe nhiều về sự kỳ bí của bãi đá cổ Stonehenge, nhưng trên thế giới còn tồn tại một quần thể đá bí hiểm không kém có tên là Carnac. Trên bờ biển Brittany ở phía tây bắc nước Pháp là hơn 3.000 tảng đá cự thạch dựng đứng, được sắp xếp thành hàng ngay ngắn và trải dài trên 12 km. Theo truyền thuyết địa phương, một quân đoàn La Mã đang hành quân thì bị thầy phù thủy Merlin biến họ thành đá.

Một cách lý giải hợp lý hơn do một nhà nghiên cứu về đá đưa ra là, những tảng đá này có thể là công cụ phát hiện động đất hình thành. Cho tới tận hiện tại, người ta không biết gì về các tác giả của bãi đá Carnac – những người được cho là sống ở thời kỳ đồ đá mới.

Sự sụp đổ của người Minoan



Trong khi các nhà sử học tranh cãi nảy lửa về nguyên nhân gây sụp đổ Đế chế La Mã thì sự sụp đổ của đế chế Minoan cũng được chứng minh là khó hiểu không kém. Cách đây khoảng 3.500 năm, cuộc sống trên đảo Crete (nơi cư trú của một vị vua huyền thoại cùng với con quái thú ăn thịt người của ông) đã bị rung chuyển vì một vụ phun trào núi lửa từ đảo Thera lân cận. Các viên đất sét mà các nhà khảo cổ học khai quật được sau này đã hé lộ rằng, cộng đồng người Minoa – cư dân trên đảo Crete thực sự đã tồn tại thêm 50 năm nữa trước khi bị xóa sổ hoàn toàn.

Vô số giả thuyết nhằm lý giải sự suy vong của người Minoa được đưa ra, kể cả việc lớp tro bụi núi lửa đã hủy hoại mùa màng hay một xã hội yếu kém rốt cuộc đã không chống chọi được sự xâm lược của người Hy Lạp.

Chữ Rongorongo



Được coi là một bí ẩn khác của đảo Phục Sinh, Rongorongo là một kiểu chữ tượng hình không thể dịch nghĩa được của các cư dân đầu tiên trên đảo. Trong khi không có dân tộc láng giềng nào khác của đại dương có chữ viết, chữ Rongorongo đã xuất hiện một cách bí ẩn vào những năm 1700.

Tuy nhiên, ngôn ngữ này đã bị thất lạc cùng với những hy vọng giải mã được nó sau khi thực dân châu Âu thuở sơ khai cấm lưu hành thứ chữ tượng hình gắn với các cư dân nguyên thủy của đảo.
(Sưu tầm)
    Blogger Comment
    Facebook Comment