Rừng nhiệt đới Amazon là rừng lớn nhất trên thế giới, bao phủ đa phần lưu vực sông Amazon, chủ yếu tại Brazil và trải rộng ra một số nước láng giềng.
Tổng diện tích của rừng là chừng 4 triệu km vuông.
Tuy nhiên, khoảng 14% diện tích rừng Amazon đã bị chặt phá, và tình trạng phá rừng vẫn tiếp tục với tốc độ khoảng 20 ngàn km vuông một năm.
Hệ sinh thái
Khí hậu tại khu vực Amazon là nóng và rất ẩm. Trời mưa hàng ngày, thường mưa bất chợt và tích tụ nhiệt độ trên mặt đất. Cây cối trong rừng phải thích ứng với điều kiện khí hậu này, theo những cách sau:
Cây mọc cao, có thể lên tới 40m, nhằm hấp thụ tối đa ánh mặt trời.
Lá cây thường cong ở đầu để thoát nước mưa.
Cây rừng thường chóng rụng lá; tuy nhiên các loại cây rụng lá vào thời điểm khác nhau nên rừng trông vẫn luôn xanh tươi.
Cây cối thường mọc thẳng, chỉ vươn cành ở ngọn cây.
Các dòng sông thường dâng nước ngập trong vài tháng một năm, do đó cây cối phải thích ứng với lượng nước dư thừa để không bị chết úng.
Các loại hạt dưới mặt đất nẩy mầm bất cứ khi nào ánh nắng chiếu được xuống mặt đất rừng.
Lá rụng và các sản phẩm khác của thực vật nhanh chóng mục và tiêu hủy để trở thành nguồn dinh dưỡng cho cây cối.
Các loại dây leo thường mọc trên các thân cây để hấp thụ ánh sáng
Có hàng triệu loại cây cối và động vật cùng sinh sống trong rừng nhiệt đới Amazon, chẳng hạn như loại kiến trong hình bên.
Có hàng ngàn loài động thực vật tại Amazon mà loài người vẫn chưa khám phá ra hết. Mọi sinh vật ở đây sống đều phụ thuộc vào nhau.
Một chu kỳ phụ thuộc lẫn nhau có thể được giải thích ngắn gọn như sau: cây cối và thực vật chết đi và tiêu hủy để cung cấp chất dinh dưỡng cho các loại cây cối và thực vật mới mọc lên.
Một ví dụ khác là sự phụ thuộc vào thời tiết: mưa cung cấp nước cho toàn bộ cộng đồng sinh vật. Các chu kỳ phụ thuộc lẫn nhau này được gọi là hệ sinh thái.
Thổ dân Amazon
Người Amazon bản địa sống theo lối ‘du canh du cư’, có nghĩa là họ sống tại một nơi, trồng trọt mùa màng tại đó, và khi đất bạc màu thì họ chuyển đi nơi khác. Lối sống này không làm hại tới rừng, vì rừng tự khôi phục.
Các thổ dân xây các ngôi nhà lớn từ gỗ và lá cây. Họ đốn cây để mở đất canh tác cũng như để lấy củi đun. Tro bụi đốt cây cung cấp dinh dưỡng trở lại cho đất. Sau đó các phụ nữ thổ dân trồng trọt mùa màng (sắn, đậu, bí ngô, củ từ).
Thổ dân không chỉ trồng trọt mà còn đánh cá và săn bắn. Thường sau 4 - 5 vụ mùa, họ lại di chuyển đi nơi khác.
Tuy nhiên, việc các công ty lớn gia tăng sử dụng rừng Amazon đã giảm đi diện tích đất canh tác của các thổ dân. Do đó, họ phải quay trở về những nơi canh tác cũ trước khi đất phục hồi được đủ chất dinh dưỡng (thường phải mất 50 năm).
Các thổ dân rừng Amazon còn gặp rủi ro mắc phải các bệnh tật do người phương Tây mang tới vì hệ kháng thể của họ vốn không chống chọi được.
Canh tác
Các diện tích khổng lồ của rừng Amazon đang bị chặt phá để mở rộng diện tích cho việc canh tác nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Đặc biệt, ngành chăn nuôi gia súc để cung cấp các loại thực phẩm ăn nhanh đang là một ngành béo bở ở Brazil.
Để tạo ra đủ đất chăn nuôi gia súc, các ông chủ trang trại thường chặt và đốt rừng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, sau khi họ từ bỏ các khu đất này, phải mất rất nhiều thời gian các khu rừng mới phục hồi lại được và ngay cả khi đó, chúng cũng chỉ là ‘rừng thứ cấp’ chứ không là rừng nhiệt đới nguyên thủy như xưa.
Việc phá rừng nhiệt đới đang gây hậu quả tai hại cho môi trường. Đối với rừng Amazon, hàng ngàn động vật mất đi nơi sinh sống trong khi đối với toàn cầu, sự cân bằng khí hậu bị tác động. Cây cối vốn hấp thụ khí CO2, là loại khí mà con người thải ra với số lượng lớn. Khi cây cối ít đi, khí CO2 sẽ tăng lên.
Đa phần các loại khói và khí thải mà việc đốt rừng gây ra sẽ thâm nhập vào bầu khí quyển, làm dầy thêm tấm màn CO2 bao phủ trái đất, ngăn chặn nhiệt độ thoát khỏi trái đất, tạo ra hiệu ứng ấm nóng toàn cầu.
Các khu rừng nhiệt đới, như Amazon, được mô tả là ‘trái phổi của trái đất’. Thế nên giờ đây người ta đang có phong trào gìn giữ rừng nhiệt đới.
Khai thác mỏ
Ngành khai thác mỏ rất quan trọng đối với nền kinh tế Brazil. Các mỏ khoáng sản tại lưu vực sông Amazon được biết bao gồm kim cương, bauxite, mangan, sắt, thiếc, đồng, chì và vàng.
Cơn sốt đào vàng ở Brazil bắt đầu vào năm 1980, khi người ta phát hiện ra vàng tại Serra Palada ở bang Pala. Đa phần người dân đổ về đây (ít nhất là 250 ngàn người), làm việc với mức lương rẻ mạt ở các mỏ khai thác vàng đông đúc và cạnh tranh rất mạnh.
Việc cạnh tranh khai thác vàng và các loại khoáng sản khác đã dẫn tới việc quản lý lỏng lẻo về môi trường.
Có tới 9000 tấn thủy ngân, sử dụng trong quá trình khai thác mỏ, bị đổ vào các dòng sông của khu vực, cùng với lượng lớn các loại trầm tích khác. Tất cả các loại cây cối, động vật và khu sinh sống tự nhiên quanh các khu mỏ bị phá hủy.
Trong khi các công ty lớn bây giờ bắt đầu có các biện pháp bảo vệ môi trường, tác động tại những khu vực khai thác mỏ đã trở nên quá nghiêm trọng.
Đường cao tốc xuyên Amazon
Đây là con đường lớn trải dài 5300km xuyên qua khu vực Amazon. Việc xây dựng bắt đầu vào đầu thập niên 1970.
Con đường này trải dài từ Recife ở phía đông tới vùng Andes của Peru ở phía tây. Đây là trục giao thông chính nối đông và tây xuyên qua khu rừng, có giao điểm với một số trục đường nối bắc và nam. Người ta còn xây một tuyến đường xe lửa và mới đề xuất một tuyến đường mới.
Đây là kế hoạch phát triển đầy tham vọng của chính phủ Brazil đối với khu vực rừng Amazon. Các hệ thống liên lạc và điện cũng được cải thiện nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng cho người dân địa phương.
Tuy nhiên, những cải thiện này cũng giúp cho việc đốn rừng, chăn nuôi và khai thác mỏ thêm dễ dàng, vì việc vận chuyển nhân công và nguyên vật liệu trở nên rẻ hơn và dễ hơn.
Những bất lợi khác của việc phát triển này là các rủi ro về môi trường. Việc làm đường, cũng giống như khai thác mỏ, cần sử dụng rất nhiều chất gây ô nhiễm. Người ta cũng đốn thêm nhiều gỗ, gây ảnh hưởng tới môi trường sống của các loài sinh vật.
Với chương trình phát triển kéo theo việc phá rừng này, mỗi năm, người ta lại phát hiện thêm một tộc người mà trước đây chưa từng biết đến tại Amazon. Không những cuộc sống của họ bị xáo trộn, mà đất đai cũng bị mất, và những tộc người bản địa thường không có tiếng nói trong lĩnh vực này.
Công trình thủy điện
Như đã nói trên, việc phát triển rừng nhiệt đới Amazon của chính phủ Brazil còn cần đến năng lượng.
Các dòng sông lớn đổ về lưu vực Amazon có tiềm năng khổng lồ về năng lượng, trong lĩnh vực thủy điện.
Chính phủ Brazil đã có kế hoạch gây rất nhiều tranh cãi là xây 31 đập thuỷ điện tại khu vực Amazon vào năm 2010.
Dự án lớn nhất tại Amazon là dự án thủy điện lưu vực sông Tocantins, vốn định biến sông Tocantins thành một loạt các hồ và đập thủy điện, kéo dài 1200 dặm, bao gồm 8 đập lớn và 19 đập nhỏ.
Trong khi những đập này cung cấp nước tưới và điện, chúng không tạo ra nhiều công ăn việc làm, vì việc thuê công nhân điều khiển đập là rất tốn kém. Hơn thế, tác hại về môi trường là khổng lồ. Mỗi khu vực đập thường là một vùng thung lũng với các cánh rừng nguyên sinh, đôi khi là với các làng của người thổ dân sống theo lối du canh du cư. Việc xây đập do đó không chỉ đẩy người thổ dân đi nơi khác, mà còn phá hủy toàn bộ khu vực rừng, đe dọa các loài động thực vật, có nguy cơ khiến nhiều loài tuyệt chủng.
-st-
Tổng diện tích của rừng là chừng 4 triệu km vuông.
Tuy nhiên, khoảng 14% diện tích rừng Amazon đã bị chặt phá, và tình trạng phá rừng vẫn tiếp tục với tốc độ khoảng 20 ngàn km vuông một năm.
Hệ sinh thái
Khí hậu tại khu vực Amazon là nóng và rất ẩm. Trời mưa hàng ngày, thường mưa bất chợt và tích tụ nhiệt độ trên mặt đất. Cây cối trong rừng phải thích ứng với điều kiện khí hậu này, theo những cách sau:
Cây mọc cao, có thể lên tới 40m, nhằm hấp thụ tối đa ánh mặt trời.
Lá cây thường cong ở đầu để thoát nước mưa.
Cây rừng thường chóng rụng lá; tuy nhiên các loại cây rụng lá vào thời điểm khác nhau nên rừng trông vẫn luôn xanh tươi.
Cây cối thường mọc thẳng, chỉ vươn cành ở ngọn cây.
Các dòng sông thường dâng nước ngập trong vài tháng một năm, do đó cây cối phải thích ứng với lượng nước dư thừa để không bị chết úng.
Các loại hạt dưới mặt đất nẩy mầm bất cứ khi nào ánh nắng chiếu được xuống mặt đất rừng.
Lá rụng và các sản phẩm khác của thực vật nhanh chóng mục và tiêu hủy để trở thành nguồn dinh dưỡng cho cây cối.
Các loại dây leo thường mọc trên các thân cây để hấp thụ ánh sáng
Có hàng triệu loại cây cối và động vật cùng sinh sống trong rừng nhiệt đới Amazon, chẳng hạn như loại kiến trong hình bên.
Có hàng ngàn loài động thực vật tại Amazon mà loài người vẫn chưa khám phá ra hết. Mọi sinh vật ở đây sống đều phụ thuộc vào nhau.
Một chu kỳ phụ thuộc lẫn nhau có thể được giải thích ngắn gọn như sau: cây cối và thực vật chết đi và tiêu hủy để cung cấp chất dinh dưỡng cho các loại cây cối và thực vật mới mọc lên.
Một ví dụ khác là sự phụ thuộc vào thời tiết: mưa cung cấp nước cho toàn bộ cộng đồng sinh vật. Các chu kỳ phụ thuộc lẫn nhau này được gọi là hệ sinh thái.
Thổ dân Amazon
Người Amazon bản địa sống theo lối ‘du canh du cư’, có nghĩa là họ sống tại một nơi, trồng trọt mùa màng tại đó, và khi đất bạc màu thì họ chuyển đi nơi khác. Lối sống này không làm hại tới rừng, vì rừng tự khôi phục.
Các thổ dân xây các ngôi nhà lớn từ gỗ và lá cây. Họ đốn cây để mở đất canh tác cũng như để lấy củi đun. Tro bụi đốt cây cung cấp dinh dưỡng trở lại cho đất. Sau đó các phụ nữ thổ dân trồng trọt mùa màng (sắn, đậu, bí ngô, củ từ).
Thổ dân không chỉ trồng trọt mà còn đánh cá và săn bắn. Thường sau 4 - 5 vụ mùa, họ lại di chuyển đi nơi khác.
Tuy nhiên, việc các công ty lớn gia tăng sử dụng rừng Amazon đã giảm đi diện tích đất canh tác của các thổ dân. Do đó, họ phải quay trở về những nơi canh tác cũ trước khi đất phục hồi được đủ chất dinh dưỡng (thường phải mất 50 năm).
Các thổ dân rừng Amazon còn gặp rủi ro mắc phải các bệnh tật do người phương Tây mang tới vì hệ kháng thể của họ vốn không chống chọi được.
Canh tác
Các diện tích khổng lồ của rừng Amazon đang bị chặt phá để mở rộng diện tích cho việc canh tác nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Đặc biệt, ngành chăn nuôi gia súc để cung cấp các loại thực phẩm ăn nhanh đang là một ngành béo bở ở Brazil.
Để tạo ra đủ đất chăn nuôi gia súc, các ông chủ trang trại thường chặt và đốt rừng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, sau khi họ từ bỏ các khu đất này, phải mất rất nhiều thời gian các khu rừng mới phục hồi lại được và ngay cả khi đó, chúng cũng chỉ là ‘rừng thứ cấp’ chứ không là rừng nhiệt đới nguyên thủy như xưa.
Việc phá rừng nhiệt đới đang gây hậu quả tai hại cho môi trường. Đối với rừng Amazon, hàng ngàn động vật mất đi nơi sinh sống trong khi đối với toàn cầu, sự cân bằng khí hậu bị tác động. Cây cối vốn hấp thụ khí CO2, là loại khí mà con người thải ra với số lượng lớn. Khi cây cối ít đi, khí CO2 sẽ tăng lên.
Đa phần các loại khói và khí thải mà việc đốt rừng gây ra sẽ thâm nhập vào bầu khí quyển, làm dầy thêm tấm màn CO2 bao phủ trái đất, ngăn chặn nhiệt độ thoát khỏi trái đất, tạo ra hiệu ứng ấm nóng toàn cầu.
Các khu rừng nhiệt đới, như Amazon, được mô tả là ‘trái phổi của trái đất’. Thế nên giờ đây người ta đang có phong trào gìn giữ rừng nhiệt đới.
Khai thác mỏ
Ngành khai thác mỏ rất quan trọng đối với nền kinh tế Brazil. Các mỏ khoáng sản tại lưu vực sông Amazon được biết bao gồm kim cương, bauxite, mangan, sắt, thiếc, đồng, chì và vàng.
Cơn sốt đào vàng ở Brazil bắt đầu vào năm 1980, khi người ta phát hiện ra vàng tại Serra Palada ở bang Pala. Đa phần người dân đổ về đây (ít nhất là 250 ngàn người), làm việc với mức lương rẻ mạt ở các mỏ khai thác vàng đông đúc và cạnh tranh rất mạnh.
Việc cạnh tranh khai thác vàng và các loại khoáng sản khác đã dẫn tới việc quản lý lỏng lẻo về môi trường.
Có tới 9000 tấn thủy ngân, sử dụng trong quá trình khai thác mỏ, bị đổ vào các dòng sông của khu vực, cùng với lượng lớn các loại trầm tích khác. Tất cả các loại cây cối, động vật và khu sinh sống tự nhiên quanh các khu mỏ bị phá hủy.
Trong khi các công ty lớn bây giờ bắt đầu có các biện pháp bảo vệ môi trường, tác động tại những khu vực khai thác mỏ đã trở nên quá nghiêm trọng.
Đường cao tốc xuyên Amazon
Đây là con đường lớn trải dài 5300km xuyên qua khu vực Amazon. Việc xây dựng bắt đầu vào đầu thập niên 1970.
Con đường này trải dài từ Recife ở phía đông tới vùng Andes của Peru ở phía tây. Đây là trục giao thông chính nối đông và tây xuyên qua khu rừng, có giao điểm với một số trục đường nối bắc và nam. Người ta còn xây một tuyến đường xe lửa và mới đề xuất một tuyến đường mới.
Đây là kế hoạch phát triển đầy tham vọng của chính phủ Brazil đối với khu vực rừng Amazon. Các hệ thống liên lạc và điện cũng được cải thiện nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng cho người dân địa phương.
Tuy nhiên, những cải thiện này cũng giúp cho việc đốn rừng, chăn nuôi và khai thác mỏ thêm dễ dàng, vì việc vận chuyển nhân công và nguyên vật liệu trở nên rẻ hơn và dễ hơn.
Những bất lợi khác của việc phát triển này là các rủi ro về môi trường. Việc làm đường, cũng giống như khai thác mỏ, cần sử dụng rất nhiều chất gây ô nhiễm. Người ta cũng đốn thêm nhiều gỗ, gây ảnh hưởng tới môi trường sống của các loài sinh vật.
Với chương trình phát triển kéo theo việc phá rừng này, mỗi năm, người ta lại phát hiện thêm một tộc người mà trước đây chưa từng biết đến tại Amazon. Không những cuộc sống của họ bị xáo trộn, mà đất đai cũng bị mất, và những tộc người bản địa thường không có tiếng nói trong lĩnh vực này.
Công trình thủy điện
Như đã nói trên, việc phát triển rừng nhiệt đới Amazon của chính phủ Brazil còn cần đến năng lượng.
Các dòng sông lớn đổ về lưu vực Amazon có tiềm năng khổng lồ về năng lượng, trong lĩnh vực thủy điện.
Chính phủ Brazil đã có kế hoạch gây rất nhiều tranh cãi là xây 31 đập thuỷ điện tại khu vực Amazon vào năm 2010.
Dự án lớn nhất tại Amazon là dự án thủy điện lưu vực sông Tocantins, vốn định biến sông Tocantins thành một loạt các hồ và đập thủy điện, kéo dài 1200 dặm, bao gồm 8 đập lớn và 19 đập nhỏ.
Trong khi những đập này cung cấp nước tưới và điện, chúng không tạo ra nhiều công ăn việc làm, vì việc thuê công nhân điều khiển đập là rất tốn kém. Hơn thế, tác hại về môi trường là khổng lồ. Mỗi khu vực đập thường là một vùng thung lũng với các cánh rừng nguyên sinh, đôi khi là với các làng của người thổ dân sống theo lối du canh du cư. Việc xây đập do đó không chỉ đẩy người thổ dân đi nơi khác, mà còn phá hủy toàn bộ khu vực rừng, đe dọa các loài động thực vật, có nguy cơ khiến nhiều loài tuyệt chủng.
-st-
Blogger Comment
Facebook Comment