Tàu USS Seawolf.
Tàu USS Seawolf và USS Parche cũng được huy động tham gia cài đặt và thay thế các thiết bị ghi âm dưới đáy biển. Mỗi lần chúng thường bỏ neo tại nơi gắn thiết bị này khoảng 30 ngày để trực tiếp ghi lại những cuộc nói chuyện của giới chức quân sự Liên Xô.
Sau đó, các tàu ngầm Mỹ rời đi để các thiết bị ghi âm tự hoạt động trong vòng vài tháng thì quay lại thu hồi. Tàu USS Halibut cùng những chiếc tàu ngầm hoạt động tình báo khác của Mỹ còn được trang bị cả những robot có khả năng khám phá đáy đại dương.
Tàu USS Parche đang trở về căn cứ sau một điệp vụ.
Do tính chất nhạy cảm của những thiết bị bên trong nên các tàu như USS Seawolf và USS Parche thường xuyên phải mang theo chất nổ tự huỷ để sử dụng trong trường hợp bị đối phương bắt giữ. Trên lý thuyết, thuỷ thủ đoàn có thể rời tàu trước khi nó bị đánh chìm, nhưng với điều kiện thời tiết và áp suất dưới đáy biển thì nếu thoát ra ngoài họ cũng khó mà sống sót được.
Một lần, tàu ngầm USS Seawolf của Mỹ bị hải quân Liên Xô phát hiện qua những bong bóng thải ra trên mặt nước. Nó đã phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc tự sát nhưng cuối cùng lại may mắn thoát chết. Điệp vụ Ivy Bells được tiến hành đến năm 1981 thì chấm dứt khi kế hoạch bị lộ bởi một điệp viên Mỹ đào ngũ.
Tàu USS Cochino.
Để thực hiện những điệp vụ chống Liên Xô dưới đáy biển trong Chiến tranh lạnh, hải quân Mỹ đã phải trả giá bằng tính mạng của không ít tàu ngầm hiện đại đắt tiền. Có ít nhất bốn chiếc tàu ngầm tối tân của Mỹ đã bị chìm trong giai đoạn này.
USS Cochino chạy bằng năng lượng diesel là chiếc tàu ngầm đầu tiên của Mỹ bị đắm ở vùng biển Greenland của Na Uy tháng 08/1949. Theo tiết lộ của Liên Xô thì tàu ngầm USS Cochino đã chìm ở cách cảng Murmansk của Liên Xô không xa. Nguyên nhân của thảm hoạ này là do bốc cháy trong khoang tàu. Hậu quả làm 7 thuỷ thủ Mỹ thiệt mạng, trong đó một của USS Cochino và 6 của tàu USS Tusk khi tham gia cứu hộ.
Thuỷ thủ tàu USS Stickleback chuẩn bị đi làm nhiệm vụ.
Chiếc tàu ngầm thứ hai mang tên USS Stickleback bị chìm do đâm phải tàu khu trục USS Silverstein ngày 30/05/1958 ở phía đông nam cảng Trân Châu (Pearl Habor). Tất cả thuỷ thủ trên tàu đã may mắn được cứu thoát.
Ngày 10/04/1963 tàu ngầm USS Thresher bị chìm ở độ sâu 2.500 mét cách cảng Boston khoảng 350 km về phía đông, mang theo mạng sống của 112 thuỷ thủ và 17 kỹ sư dân sự làm việc trên tàu. Vụ đắm tàu USS Thresher đã gây ra một cú sốc thực sự đối với quân đội Mỹ, bởi đây là chiếc tàu ngầm có trang bị được coi là tối tân nhất thế giới vào thời điểm đó.
Tàu USS Thresher trong một lần đi làm nhiệm vụ.
Nguyên nhân của vụ tai nạn nói trên là trong khi đang thử nghiệm lặn ở độ sâu tối đa, tàu USS Thresher đã bị nứt vỡ khiến nước tràn vào khoang và không kịp trồi lên mặt nước. Sự kiện chìm tàu USS Thresher đã dẫn đến một cuộc điều tra lớn và bí mật về chương trình sản xuất tàu ngầm của Mỹ. Tiếp theo đó là một cuộc cách mạng thực sự trong việc đảm bảo các thiết bị an toàn của lực lượng tàu ngầm nước này.
Ngày 27/05/1968 tàu ngầm USS Scorpion bị đắm ở vị trí cách tây nam Azores khoảng hơn 700 km, ở độ sâu 3.000 mét khiến 99 người thiệt mạng. Hiện vẫn còn tranh cãi xung quanh nguyên nhân dẫn đến thảm họa của USS Scorpion. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng, có khả năng tàu ngầm này đã va chạm với một tàu ngầm khác của Liên Xô.
Tài liệu tham khảo
1. VFW Online Magazine.
2. "The Secret War for the Ocean Depths", tác giả Thomas S. Burn, xuất bản tại Mỹ năm 1992.
Tàu USS Seawolf và USS Parche cũng được huy động tham gia cài đặt và thay thế các thiết bị ghi âm dưới đáy biển. Mỗi lần chúng thường bỏ neo tại nơi gắn thiết bị này khoảng 30 ngày để trực tiếp ghi lại những cuộc nói chuyện của giới chức quân sự Liên Xô.
Sau đó, các tàu ngầm Mỹ rời đi để các thiết bị ghi âm tự hoạt động trong vòng vài tháng thì quay lại thu hồi. Tàu USS Halibut cùng những chiếc tàu ngầm hoạt động tình báo khác của Mỹ còn được trang bị cả những robot có khả năng khám phá đáy đại dương.
Tàu USS Parche đang trở về căn cứ sau một điệp vụ.
Do tính chất nhạy cảm của những thiết bị bên trong nên các tàu như USS Seawolf và USS Parche thường xuyên phải mang theo chất nổ tự huỷ để sử dụng trong trường hợp bị đối phương bắt giữ. Trên lý thuyết, thuỷ thủ đoàn có thể rời tàu trước khi nó bị đánh chìm, nhưng với điều kiện thời tiết và áp suất dưới đáy biển thì nếu thoát ra ngoài họ cũng khó mà sống sót được.
Một lần, tàu ngầm USS Seawolf của Mỹ bị hải quân Liên Xô phát hiện qua những bong bóng thải ra trên mặt nước. Nó đã phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc tự sát nhưng cuối cùng lại may mắn thoát chết. Điệp vụ Ivy Bells được tiến hành đến năm 1981 thì chấm dứt khi kế hoạch bị lộ bởi một điệp viên Mỹ đào ngũ.
Tàu USS Cochino.
Để thực hiện những điệp vụ chống Liên Xô dưới đáy biển trong Chiến tranh lạnh, hải quân Mỹ đã phải trả giá bằng tính mạng của không ít tàu ngầm hiện đại đắt tiền. Có ít nhất bốn chiếc tàu ngầm tối tân của Mỹ đã bị chìm trong giai đoạn này.
USS Cochino chạy bằng năng lượng diesel là chiếc tàu ngầm đầu tiên của Mỹ bị đắm ở vùng biển Greenland của Na Uy tháng 08/1949. Theo tiết lộ của Liên Xô thì tàu ngầm USS Cochino đã chìm ở cách cảng Murmansk của Liên Xô không xa. Nguyên nhân của thảm hoạ này là do bốc cháy trong khoang tàu. Hậu quả làm 7 thuỷ thủ Mỹ thiệt mạng, trong đó một của USS Cochino và 6 của tàu USS Tusk khi tham gia cứu hộ.
Thuỷ thủ tàu USS Stickleback chuẩn bị đi làm nhiệm vụ.
Chiếc tàu ngầm thứ hai mang tên USS Stickleback bị chìm do đâm phải tàu khu trục USS Silverstein ngày 30/05/1958 ở phía đông nam cảng Trân Châu (Pearl Habor). Tất cả thuỷ thủ trên tàu đã may mắn được cứu thoát.
Ngày 10/04/1963 tàu ngầm USS Thresher bị chìm ở độ sâu 2.500 mét cách cảng Boston khoảng 350 km về phía đông, mang theo mạng sống của 112 thuỷ thủ và 17 kỹ sư dân sự làm việc trên tàu. Vụ đắm tàu USS Thresher đã gây ra một cú sốc thực sự đối với quân đội Mỹ, bởi đây là chiếc tàu ngầm có trang bị được coi là tối tân nhất thế giới vào thời điểm đó.
Tàu USS Thresher trong một lần đi làm nhiệm vụ.
Nguyên nhân của vụ tai nạn nói trên là trong khi đang thử nghiệm lặn ở độ sâu tối đa, tàu USS Thresher đã bị nứt vỡ khiến nước tràn vào khoang và không kịp trồi lên mặt nước. Sự kiện chìm tàu USS Thresher đã dẫn đến một cuộc điều tra lớn và bí mật về chương trình sản xuất tàu ngầm của Mỹ. Tiếp theo đó là một cuộc cách mạng thực sự trong việc đảm bảo các thiết bị an toàn của lực lượng tàu ngầm nước này.
Ngày 27/05/1968 tàu ngầm USS Scorpion bị đắm ở vị trí cách tây nam Azores khoảng hơn 700 km, ở độ sâu 3.000 mét khiến 99 người thiệt mạng. Hiện vẫn còn tranh cãi xung quanh nguyên nhân dẫn đến thảm họa của USS Scorpion. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng, có khả năng tàu ngầm này đã va chạm với một tàu ngầm khác của Liên Xô.
Tài liệu tham khảo
1. VFW Online Magazine.
2. "The Secret War for the Ocean Depths", tác giả Thomas S. Burn, xuất bản tại Mỹ năm 1992.
Blogger Comment
Facebook Comment