Các nhà thiên văn tại trường đại học California, ở Los Angeles, đã đưa ra một lý thuyết mới để giải thích đám mây hình mũi tên kỳ bí trên Titan, một trong những mặt trăng của Sao Thổ giống với Trái Đất nhất.
Titan là một trong những mặt trăng của Sao Thổ giống với Trái Đất nhất
Một toán nhà khảo cứu của trường đại học UCLA nói rằng mũi tên màu trắng khổng lồ của Titan trải dài qua xích đạo có phần chắc là kết quả của một đợt sóng âm thanh xuyên qua khí quyển của mặt trăng và ảnh hưởng tới các mô hình khí hậu.
Các khoa học gia mô tả khí hậu trên Titan là “hoàn toàn nhiệt đới” bởi vì toàn thể thế giới có các điều kiện khí hậu nhiệt đới, mà trên Trái Đất chỉ có ở gần xích đạo.
Những khám phá mới này có thể giúp các khoa học gia hiểu rõ hơn về thời tiết trên Trái Đất trong các điều kiện khí hậu toàn cầu đang tiếp tục có nhiều biến đổi.
Phi thuyền Cassini của NASA, hiện đang trên quỹ đạo xoay quanh Sao Thổ, đã phát hiện đám mây hình mũi tên trên Titan lần đầu tiên hồi tháng Chín năm 2010.
Cuộc khảo cứu mới do UCLA dẫn đầu sẽ được đăng trên số sắp tới của tạp chí Nature Geoscience
Blogger Comment
Facebook Comment