Khám phá Vạn Lý Trường Thành - Trung Quốc

Nhắc đến Trung Quốc không ai không biết đến công trình vĩ đại của nhân dân Trung Quốc đó là Vạn Lý Trường Thành. Và mỗi du khách khi đặt chân đến đất nước Trung Quốc đều muốn được tận mắt ngắm nhìn công trình lịch sử – một trong bảy kỳ quan thế giới này


Vạn Lý Trường Thành (chữ Hán giản thể: 万里长城; phồn thể: 萬里長城; Bính âm: Wànlĭ Chángchéng; có nghĩa là “Thành dài vạn dặm”) là ức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu.

Nổi tiếng nhất là phần tường thành do ông vua tự xưng là “Hoàng đế đầu tiên” của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng đế ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN. Nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.

Bức thành trải dài 6,352 km (3,948 dặm Anh), từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại vị trí giữa đất Trung Quốc gốc (Trung Quốc bản thổ) và Mãn Châu, tới Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.

Vạn Lý Trường Thành được xem là một công trình kiến trúc độc đáo không chỉ của Trung Quốc mà của cả nhân loại.

Mới nhất là ý kiến của Arthur Waldron, viện sĩ thông tấn của trung tâm nghiên cứu về Đông Á thuộc Trường Đại học Harvard, Mỹ. Ông đã tiến hành một cuộc nghiên cứu sâu rộng về cả hai mặt lịch sử và khảo cổ học để cuối cùng xác định rằng “ý niệm về một bức tường thành duy nhất tồn tại suốt hàng chục thế kỷ qua chỉ là một huyền thoại”, “những thành lũy thời Chiến quốc được nối lại với nhau để trở nên một trường thành rộng lớn vào thời Tần là điều “đáng ngờ về phương diện khảo cổ học”. Quan điểm của ông khá rõ ràng: “Vạn Lý Trường Thành được xây dựng phần lớn và hoàn chỉnh vào thời Minh, còn các thời Chiến quốc, Tần, Hán… chỉ mới phục hồi, liên kết một số thành cũ nằm rải rác mà thôi”

Ngược lại với ý kiến này, lời dẫn của bài viết lại cho rằng “hầu hết mọi người tin rằng đây là công trình phát xuất từ ý muốn của một người duy nhất là Tần Thủy Hoàng, nhằm ngăn chặn rợ Hung Nô từ phương Bắc”.

Khách quan hơn, nhiều tác giả giống như ý kiến của Wikipedia cho rằng “Trường Thành đã xuất hiện trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc. Nó nguyên là các bức tường của các nước thời Chiến Quốc dùng ngăn giặc… triều đình nhà Minh đã tu bổ Trường Thành một cách qui mô để ngăn ngừa giặc tràn xuống… Đến đời Thanh, vì giai cấp thống trị là người Mãn Châu, tức là đối tượng từng bị Trường Thành cản trở trong các triều đại trước, do đó họ không quan tâm tu bổ Trường Thành”.

Tựu trung lại, các ý kiến này đều xoay quanh vấn đề vai trò của Tần Thủy Hoàng đối với Vạn lý Trường Thành.

Như vậy, ta có thể xác định rõ ràng rằng Vạn lý Trường Thành mang tích cách văn hóa Trung Hoa rất điển hình và nó là biểu tượng của văn hóa Trung Hoa ứng xứ với môi trường xã hội:

1. Chủ thể:

 

Người ta cho rằng “Người Hoa xây dựng Vạn lý Trường Thành để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu”. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng “Về mặt quân sự, những bức tường này có ý nghĩa về mặt phân chia ranh giới hơn là công sự bảo vệ có giá trị. Chắc chắn rằng chiến lược quân sự của Trung Quốc không diễn ra quanh việc giữ vững bức tường thành”.

Như vậy, thực chất chủ thể của Vạn lý Trường Thành là các dân tộc Hoa ở phía bắc Trung Quốc, do luôn phải đối phó với các dân tộc mạnh mẽ hơn, hiếu chiến hơn, luôn có xu hướng lấn chiếm xuống phía Nam tìm các vùng đất mới màu mỡ, trù phú hơn.

Bản thân các dân tộc Trung Hoa phía bắc cũng đã từng chinh chiến và mở rộng bờ cõi xuống phía nam, nên họ kinh nghiệm được rằng chiến tranh luôn từ bắc xuống nam.

2. Không gian

Với mục đích và chủ thể trên thì Vạn Lý Trường Thành nắm ở phía bắc lãnh thổ Trung Quốc, từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông tới Lop Nur ở phía đông nam Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, hay nói cách khác là bắt đầu từ ải quan Gia Dụ (Cam Túc) ở phía tây, uốn khúc chập chùng chạy sang phía đông đến ải quan Sơn Hải (Hà Bắc).

3. Thời gian

 
Tường thành có tính chất phòng thủ biên giới phía bắc được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong nhiều khoảng thời gian từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16. Có năm đoạn thành chính: (1) 208 TCN (nhà Tần), (2) thế kỷ thứ 1 TCN (nhà Hán), (3) thế kỷ thứ 7 (nhà Tuỳ), (4) 1138 – 1198 (Thời Nam Tống), (5) 1368 – 1640 (từ vua Hồng Vũ đến vua Vạn Lịch của nhà Minh). Đây là những thời gian đất nước Trung Quốc có các cuộc giao tranh với các thế lực phương Bắc.

Vạn Lý Trường Thành là công trình xuyên suốt khoảng 20 thế kỷ liên tục, chứng kiến gần như suốt những giai đoạn lịch sử quan trọng nhất của Trung Hoa. Nhưng người ta vẫn nhấn mạnh vai trò của nhà Tần, hay cụ thể hơn là Tần Thủy Hoàng đối với công trình này, có lẽ vì Tần Thủy Hoàng là Hoàng đế đầu tiên, người đã có công thống nhất các vương quốc nhỏ thành một nước Trung Quốc có vóc dáng gần như đất nước Trung Quốc hiện nay, cũng đồng thời Vạn Lý Trường Thành lần đầu tiên được nối lại thành công trình lớn. Bản thân ông là nhân vật lịch sử lỗi lạc, lực lượng tham mưu cho ông cũng toàn tâm toàn ý cho mục đích xây dựng nước lớn. Do vậy mà Nhà Tần tồn tại trong thời gian ngắn ngủi, nhưng đã để lại nhiều công trình, nhiều câu chuyện chính sử cũng như dã sử nổi tiếng, trong đó có các câu chuyện về việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành.

Như vậy, với chủ thể đa sắc tộc có số lượng dân đông nhất thế giới đã từng là đại đế quốc chinh phạt nhiều nơi nay xây dựng nên công trình Vạn Lý Trường Thành làm biên giới nhân tạo, đồng thời là hành lang bảo vệ đất nước trên một không gian vĩ đại hơn 6.000 km (dài hơn bất kỳ các công trình kiến trúc cổ kim, đông tây, từ xưa đến nay) trong một khoảng thời gian vô cùng dài hơn 20 thế kỷ, Vạn Lý Trường Thành xứng đáng là kỳ quan văn hoá do con người tạo ra. Bức tường thành này đã trở thành Di sản thế giới của UNESCO năm 1987. Người Trung Quốc có câu: 不到长城非好汉 (“Bất đáo Trường Thành phi hảo hán”).

Chùm ảnh về Vạn lý trường thành:

"Bất đáo Trường Thành phi hảo hán" - Chủ tịch Mao Trạch Đông
Tấm bia in dòng chữ này được đặt trước cổng dẫn lên Vạn Lý Trường Thành

Cổng dẫn lên Vạn Lý Trường Thành
Dàn pháo Trường Thành
Để được tham quan Vạn Lý Trường Thành, khách du lịch ở trong và ngoài nước
Trung Quốc đều phải mua thẻ từ và qua kiểm tra an ninh nghiêm ngặt
Vạn Lý Trường Thành nhìn từ xa
Những đoạn đầu tiên của Trường Thành


Bên trong các khối nối Trường Thành
Trên Trường Thành được lắp rào chắn sắt để đảm bảo an toàn cho khách du lịch
Đèn được sử dụng để thắp sáng Vạn Lý Trường Thành vào buổi tối



Những nét kiến trúc nghệ thuật trên Trường Thành đã trường tồn bao đời nay
Bất kỳ ai đặt chân đến Vạn Lý Trường Thành đều muốn lưu lại bút tích của mình như thế này
Chân Trường Thành
Đứng ở bất kỳ điểm nào cũng có thể chiêm ngưỡng Trường Thành vạn dặm kỳ vĩ
Rất nhiều du khách đến Trường Thành để mong muốn trở thành "hảo hán"



Những lối mòn bên dưới Trường Thành
    Blogger Comment
    Facebook Comment